KIẾU GẮN BÓ LÀ GÌ ?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

« Dẫu cho mọi thứ kết thúc trong thất bại trong nhiều lần thử và sai, chúng ta vẫn phải sống. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm ra cách sống của riêng mình » – Okada Takashi

Trong khi một số người luôn ổn định với các mối quan hệ, tạo dựng được những kết nối đáng tin cậy và có thể tận hưởng cảm giác liên kết thân thiết, thì lại có những người luôn hời hợt, bất ổn trong các mối quan hệ, gặp khó khăn khi thiết lập sự kết nối, dù tạo dựng được nhưng lại không thể duy trì cách dài lâu và khó có thể xây dựng được những mối quan hệ gần gũi. Kiểu gắn bó thời thơ ấu được cho là căn nguyên của sự khác biệt này.

Kiểu gắn bó của chúng ta bắt nguồn từ sự gắn kết với người mẹ ngay từ thời thơ ấu và được xác lập trong quá trình tương tác với nhiều cá nhân khác nhau, thế nên nó không chỉ đơn thuần là một đặc điểm tâm lý mà còn là một đặc tính sinh học. Cũng giống như việc có một số loài động vật thích hoạt động theo nhóm và một số loài khác lại thích hoạt động độc lập. Dù sự tương phản kể trên mang đặc điểm sinh học, nhưng có thể nói sự khác biệt về sự gắn bó cũng mang đặc tính tương tự.

Kiểu gắn bó được chia thành 2 loại chính : gắn bó an toàn và gắn bó không an toàn. Kiểu gắn bó an toàn lại được chia ra thành kiểu lo âu và kiểu né tránh – sợ hãi, kết hợp giữa lo âu và né tránh thành một kiểu nữa được gọi là kiểu rối loạn tổ chức – kéo theo những tổn thương còn nguyên vẹn của sự gắn bó. Nếu kiểu gắn bó an toàn có hệ thống gắn bó hoạt động ở trạng thái hết sức cân bằng, thì kiểu lo âu lại ở trong trạng thái mà hệ thống gắn bó vô cùng nhạy cảm và hoạt động quá mức. Mặt khác, kiểu né tránh lại ở trạng thái mà hoạt động của hệ thống gắn bó bị ức chế và suy giảm.

Hình: internet

Ngay cả khi được cho là « cùng thuộc kiểu gắn bó không an toàn », gắn bó kiểu lo âu và gắn bó kiểu né tránh vẫn có các thái cực hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, trong bối cảnh đầy căng thẳng của một cuộc chia tay, phản ứng của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau. Kiểu lo âu sẽ cố gắng níu kéo đối phương, la hét và khóc lóc phản kháng. Kiểu né tránh lại giữ thái độ lạnh lùng và không thay đổi biểu cảm.

Phản ứng của hai bên khi xảy ra một sự cố nào đó cũng có sự khác biệt rất lớn. Kiểu lo âu sẽ cố gắng nói chuyện với ai đó và làm ầm lên một cách thái quá. Kiểu né tránh sẽ chịu đựng một mình và làm như thể không có chuyện gì xảy ra. Kiểu lo âu sẽ cố gắng dựa dẫm vào bất kỳ ai mà họ cho rằng có khả năng, kiểu né tránh lại không thể nói cho ai biết nỗi lòng thực sự của bản thân. Họ không thể phụ thuộc vào ai.

Ví dụ, với những đứa trẻ lớn lên trong cùng một môi trường không ổn định như nhau, vẫn sẽ xuất hiện những tuýp người nhạy cảm với sắc mặt của người khác, luôn cố gắng để được mọi người xung quanh yêu quý, và cả tuýp người chẳng hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh, luôn giữ thái độ lạnh nhạt trong các mối quan hệ. Có thể nói, các phản ứng trên mang đúng đặc điểm của kiểu lo âu và kiểu né tránh.

Trong thực tế, không ít trường hợp cả hai yếu tố được trộn lẫn vào nhau. Đó là điểm đặc trưng ở những người sợ hại – né tránh. Một mặt, họ quan tâm thái quá đến người khác và khao khát gần gũi, nhưng mặt khác họ lại không mở lòng và tin tưởng bất kỳ ai. Đây là tuýp không an toàn nhất trong tất cả các kiểu gắn bó.

Nguồn : Okada Tasahi (2022), Tâm lý học về rối loạn nhân cách tránh né, NXB Văn Học – Peach Books.

Hình: internet

3 Trả lời “KIẾU GẮN BÓ LÀ GÌ ?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn