NHỮNG HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Dưới đây là những hình thức dạo này Trang và người thân gặp, chia sẻ lại để chúng ta nâng cao cảnh giác hông bị lừa mất tài sản:

1/ NHẬN HÀNG GỬI TỪ NGƯỜI THÂN Ở NƯỚC NGOÀI

Cách đây tầm vài tháng thì bác Trang có kể là có người gọi điện cho bác nói là có người gửi hàng về, đang để ở sân bay. Kiu bác liên hệ số điện thoại … để đóng phí và nhận hàng. Có lưu ý là phải đóng trước … nếu hông sẽ mất hàng. Sau đó, lại có thêm vài cuộc gọi đọc tên người nhận, số nhà để thanh toán phí.

Sau khi hỏi thăm người thân trong nhà thì hông ai xác nhận có gửi gì cả. Và rõ ra là LỪA.

Giờ thì người Việt Nam có người thân ở nước ngoài khá nhiều, việc trao đổi hàng hoá, t.iền bạc cũng phổ biến. Và những người lớn tuổi thường là đối tượng cho loại lừa nhận hàng này.

Chiêu này cũng khá cũ, nhưng lâu lâu lại được dùng lại. Đặc biệt ngày nay với công nghệ AI có thể tạo video chuyển động theo giọng nói khuôn mặt từ 1 tấm hình lưu từ mạng về. Nếu không cẩn trọng rất dễ bị lừa.

2/ NHẬN TIỀN THỪA KẾ

Đối tượng lừa đảo sẽ tạo 1 profile khá ấn tượng với hình đại diện bảnh bao, các hoạt động trên trang cá nhân thườn những hình ảnh ăn uống du lịch sang trọng.. rồi tìm các đối tượng nhẹ dạ cả tin làm quen… rồi lân la nói là bản thân nhận được 1 khoản tiền thừa kế từ gia đình, nhưng vì n lý do chưa nhận được. Giớ phải kiếm người nhận dùm. Sau đó yêu cầu đối tượng nhẹ dạ chuyển trước 1 khoản đóng thuế để nhận t.iền và hứa sẽ chia cho % hoa hồng hậu hĩnh.

Nghe kể như vậy thì chúng ta đa phần đều thấy vô lý, nhưng nếu bị dẫn dắt ngay từ đầu trong guồng quay của mạch làm quen, thăm hỏi, trò truyện tỉ tê rối đến phần nhận t.iền dùm thì cũng có khá nhiều người… tin và làm theo.

3/ BÁC SỸ LIÊN HIỆP QUỐC

Cách đây cũng vài tháng cũng có 1 tài khoản bảnh bao để hình đại diện là 1 người làm trong lĩnh vực y khoa và tường FB cũng xây dựng kha thá thông tin hướng để tiêu đề dẫn dụ kia. Chiêu thức đầu tiên là lân la làm quen, khen ngợi, chia sẻ kiểu: tui là tình nguyện viên đang hỗ trợ cho chiến trường abc, ở đây rất nhiều người đáng thương, tôi đang làm nghĩa cử cao đẹp/ tôi có gia đình ko trọn vẹn.. tôi muốn làm việc tốt chữa lành nỗi đau của tôi… mình cũng muốn thử xem họ nói gì, sẵn tiện luyện thêm vốn từ tiếng Anh. Sau 1 thời gian thì họ lại chuyển giọng sang mến mộ và kiu muốn về nước vì ở đó nguy hiểm quá, họ cạn năng lượng.. nhưng để về được thì họ cần 1 khoản để đền bù hợp đồng, nhờ mình ứng dùm khi về nước nhà thì họ sẽ trả ngay..

Người ngoài cuộc ngồi nghe kể thì thấy chữ XẠO lộ ra ngay ha, nhưng nhắc lại là trong tình thế họ đã cố tình xây dựng mối quan kệ kết nối xã hội, dùng ngữ cảnh chiến tranh, nghĩa cử cao đẹp.. đánh vào lòng trắc ẩn thì nhiều người cũng dễ dính bẫy…

4/ HỖ TRỢ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ/ ĐỒNG BỘ DỮ LIỆU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Cái chiêu này mới hôm qua luôn, có người gọi Trang bảo là bên cơ quan bảo hiểm xã hội quận … (họ biết được mình ở quận nào luôn), yêu cầu lên cơ quan để đồng bộ hoá dữ liệu BHXH, và sửa lại mã BHXH đang bị đồng bộ sai 2 số cuối. Nếu hông lên thì các chế độ BHXH sẽ hông được chi trả về sau. Ban đầu nghe thì rất hợp lý nhưng về sau có lẽ gồng hông được lâu họ đọc các thông tin các nhân với giọng rất tự tin đắc thẳng kiểu: “Thế chiều nay cô giáo VL có bận lớp dạy nào ko? LMT sn …” Cái mình chợt tỉnh ủa có ai bên cơ quan nhà nước mà gọi nói chuyện vậy đâu.

Và khúc sau thì lộ rõ khi họ bảo lưu số cá nhân của họ vào, tí nhắn Zalo để được hỗ trợ mã hồ sơ nhanh chóng. Mình hỏi mã hồ sơ nào, thì họ bảo đầu tháng 7 bên BHXH có gửi 1 Mã hồ sơ nếu ko có mã đó thì khó lắm, cứ add Zalo để được hỗ trợ.

Làm gì có cơ quan nhà nước nào nhiệt tình cho số cá nhân hỗ trợ và việc biết những thông tin cơ bản thì tỏ vẻ dữ v.

Ngẫm lại thì mấy thông tin họ đọc đa phần đều là thông tin có thể dễ dàng tra trên mạng.

Sau lên Google search thì ra y bài LỪA. Cũng may mấy thánh Lừa này ít có tư duy sáng tạo, cứ 1 bổn cũ soạn lại cứ tra tra vài manh mối là ra ngay.

Mình tra được là nếu add Zalo thì sau đó họ sẽ gửi cho 1 link tải app na ná app định danh rồi yêu cầu chuyền phí hồ sơ này nọ..và cơ bản vẫn lừa t.iền thôi.

4 hình thức trên đều không mới, nếu research trên Google thì đa phần là cũ, tuy nhiên cũ người mới ta. Các chú công an đã soạn được CẨM NANG PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG với 24 chiêu thức và 3 nhóm chính. ACE lưu về máy để nâng cao cảnh giác nhé!

Ngoài ra ACE cũng tên học thêm về KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN để tập phân định trước những thông tin từ nhiều phía truyền đến, đâu là thật đâu là lừa nhé. Trang có Khoá học về TƯ DUY PHẢN BIỆN miễn phí TẠI ĐÂY.

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn