ĐẶC TRƯNG CỦA KIỂU GẮN BÓ NÉ TRÁNH

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Đặc điểm đặc trưng lớn nhất của người thuộc kiểu gắn bó né tránh là họ không cố gắng vun đắp mối quan hệ thân mật với người khác. Họ rất sợ các mối quan hệ cần cam kết trách nhiệm lâu dài.

  1. Không cố gắng vun đắp mối quan hệ thân mật

Đặc điểm đặc trưng lớn nhất của người thuộc kiểu gắn bó né tránh là họ không cố gắng vun đắp mối quan hệ thân mật với người khác. Họ có xu hướng không bộc lộ nội tâm và phản ứng một cách lạnh nhạt, dù cho đối phương đã thể hiện sự thân thiết hay thiện ý với họ. Về cơ bản, họ thoải mái tận hưởng việc làm điều gì đó một mình hơn là dành thời gian ở cùng với người khác. Không phải họ hoàn toàn không có hứng thú bên cạnh mọi người, cũng không hẳn là không thể làm được, nhưng điều đó đi kèm với sự mệt mỏi và nỗ lực.

Nhiều người đủ điều kiện trên cả phương diện xã hội và kinh tế để tính đến việc kết hôn hay nuôi dạy con cái, nhưng họ vẫn có xu hướng cảm thấy bị bó buộc, không đủ động lực hay hứng thú. Đôi khi ngọn lửa tình yêu nồng nàn trong họ cũng sẽ bị lụi tàn ngay khi ý thức được sự xuất hiện của những trách nhiệm lâu dài.

  • Cực kỳ nhạy cảm với việc bị từ chối

Người thuộc kiểu gắn bó tránh né cực kỳ nhạy cảm với việc bị từ chối hay bị tổn thương. Và để tránh những mối nguy hiểm đó, họ cố gắng tuyệt đối trong những việc như thân mật với người khác, để cho bản thân nổi bật hay gánh vác trách nhiệm, v.v..

Tuy nhiên, không phải tất cả những người thuộc kiểu gắn bó né tránh đều thuộc tuýp người tiêu cực và luôn sống trong trạng thái bất an. Thoạt nhìn, sẽ có một số người rất tự tin, kiêu ngạo, và một số khác lạnh lùng, tàn nhẫn, thản nhiên bóc lột người khác. Tuy bề ngoài trông có vẻ hoàn toàn trái ngược, nhưng họ đều có một điểm chung, đó là cố gắng trốn tránh việc xây dựng những mối quan hệ thân mật hoặc cam kết lâu dài.

Nói cách khác, bản chất của kiểu né tránh không phải lo lắng quá độ hay tiêu cực, mà là trốn tránh những mối quan hệ tin tưởng, thân mật và cả những trách nhiệm lâu dài kèm theo. Một mối quan hệ tin cậy và gần gũi sẽ gắn liền với những trách nhiệm dài hơi. Những người thuộc kiểu né tránh sẽ cảm thấy điều đó cực kỳ phiền phức.

  • Xu hướng kìm nén cảm xúc, tình cảm

Một đặc điểm khác của kiểu người gắn bó né tránh là việc có xu hướng kìm nén tình cảm, cảm xúc. Điều này thực tế có liên quan chặt chẽ đến việc tránh né các mối quan hệ thân mật cùng những trách nhiệm đi kèm. Bởi sự thân mật là điều không thể đạt được nếu không có những thứ thuộc về cảm xúc. Bản thân những kết nối về mặt cảm xúc chính là sự gắn bó và thân mật thật sự.

Tuy nhiên, sự gắn bó về mặt cảm xúc được sinh ra đồng nghĩa với sự xuất hiện của những trách nhiệm lâu dài. Để có thể trốn tránh trách nhiệm, sự gắn bó có thể trở thành gông cùm.  Việc duy trì sự gắn kết mỏng manh giúp một người tránh được các mối quan hệ gần gũi kèm theo đó là tránh xa sự ràng buộc của những trách nhiệm.

Theo nghĩa đó, có thể nói rằng, bằng cách chối bỏ sự thân mật, chiến lược thích ứng theo kiểu né tránh là một phương thức sinh tồn nhằm cố gắng thoát khỏi những ràng buộc mang tính cảm xúc và trách nhiệm.

Nguồn : Okada Tasahi (2022), Tâm lý học về rối loạn nhân cách tránh né, NXB Văn Học – Peach Books.

Hình: Internet

Tóm tắt nội dung

bài kiểm tra về kiểu gắn bó bác sỹ không có tâm báo cáo chuyên đề bùng nổ cảm xúc CBT chơi hướng đạo chữa lành đứa trẻ bên trong dạy học chủ động dạy học tích cực dẫn giảng dồn nén cảm xúc giao tiếp thấu cảm giá trị cảm xúc giảng viên gắn bó né tránh hiểu mình hiểu người hiểu về cảm xúc hoạt động hướng đạo sinh hướng đạo sinh kiểu gắn bó kỹ năng mềm kỹ năng quản lý thời gian kỹ năng sống lê mỹ trang nhận thức hành vi phong trào hướng đạo sinh quản lý cảm xúc quản lý cảm xúc cá nhân quản lý thời gian quản trị cảm xúc sai lầm trong quản trị cảm xúc sang chấn tâm lý sinh viên test tâm lý thay đổi nhận thức thông điệp của cảm xúc thấu cảm tráng sinh tâm bệnh học tâm lý lứa tuổi tâm lý ứng dụng tích cực độc hại tư duy phản biện tổn thương quá khứ đứa trẻ bên trong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn