KHI NÀO BẠN CẢM THẤY CÔ ĐƠN?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

1. Khi thức dậy giữa trưa sau giấc ngủ vùi, kiểm tra điện thoại không một tin nhắn cuộc gọi nhỡ từ ai đó, chỉ những thông báo về khuyến mại, quảng cáo, nhắc ngày sinh nhật từ hệ thống.

2. Lướt MXH đọc lại những kỷ niệm cũ và nhận ra ồ mình ngày càng ít tương tác và danh sách bạn bè cũng thu hẹp lại dần.

3. Lâu lâu vô tình bạn thấy trong một cuộc hội thoại nào đó có những gương mặt bạn từng thân nhưng giờ đã hoá người dưng

4. Thi thoảng muốn gọi ai đó ốc ác, cafe dạo mát chém gió nhưng lướt mãi danh sách bạn bè chỉ sợ làm phiền người khác. Những cái tên thân thuộc một thời tản mát đi hết, đứa du học, đứa lập nghiệp miền khác, đứa … nghỉ chơi.

5. Những cuộc nói chuyện bớt dần sự vô tư mà luôn phải cân đo lợi ích của đối phương để giao tiếp. Từ ngại, sợ, nghĩ rằng … xuất hiện nhiều khi muốn kết nối với ai đó.

6. Đi thật xa một mình và quay về cũng một mình.

7. Tỉnh dậy giữa đêm và chợt thấy … đêm dài

8. Nhiều tâm trạng nhưng đứa lắng nghe là mấy boss lắm lông. Tụi nó có thể hiểu hiểu chút chút câu chuyện, nhưng có phải bạn cần nhiều hơn thế?

9. Những cuộc nói chuyện thẳng thừng với tụi bạn thân giờ được thay thế bằng những cuộc hội thoại đầy kính ngữ.

10. …

Người lớn quan hệ rộng hơn nhưng dường như cô đơn hơn.

….

Cảm xúc CÔ ĐƠN, mặc dù thường được đại đa số xếp vào nhóm cảm xúc tiêu cực, thực chất nó cũng có những giá trị và ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người

1/ CÔ ĐƠN GIÚP TA CHẬM LẠI ĐỂ TỰ NHÌN LẠI BẢN THÂN

Khi cảm thấy cô đơn, chúng ta có cơ hội tự hỏi và khám phá bản thân, hiểu rõ hơn về cảm xúc và nhu cầu cá nhân ẩn sau cảm giác trống trải là gì? vì sao ta lại cảm thấy như thế? ta đang cần gì? thiếu gì?

Cô đơn giúp ta tăng cường khả năng hành xử độc lập: giúp chúng ta học cách tự mình giải quyết các vấn đề, tăng cường khả năng tự lập và không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Khám phá ra “woa mình làm được nhiều hơn mình nghĩ”

2/ CÔ ĐƠN GIÚP TA TĂNG KHẢ THẤU CẢM

Những trải nghiệm cô đơn có thể giúp chúng ta hiểu và đồng điệu hơn với người khác khi họ gặp khó khăn tương tự.

Một người luôn bận rộn, luôn chộn rộn với nhiều mối quan hệ vây quanh, khó để thấu cảm được với những khoảng dừng của người khác.

Dễ hiểu hơn, chỉ khi bạn lặng thinh bạn mới nghe được những âm thanh nó vốn vẫn tồn tại nhưng vì ồn quá bạn bỏ qua nó.

Ví dụ: chỉ khi đêm về bạn mới nghe được tiếng đồng hồ tíc tắc và tiếng quạt chạy phải hông?

3/ CÔ ĐƠN THÚC ĐẨY SỰ KẾT NỐI XÃ HỘI

Cảm giác cô đơn có thể thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ xã hội mới, tạo ra những kết nối ý nghĩa hơn.

Cho chúng ta cảm giác cần và trân quý nhau hơn. Có phải có nhiều mối quan hệ ta thấy chán khi bên nhau nhưng xa lạ nhớ và khao khát gặp lại. Cô đơn cũng thôi thúc ta kết nối với cộng đồng để khoả lấp những khoảng không.

Kiểu như đi qua những ngày mưa ta quý hơn những ngày nắng. Ở miền Nam Việt Nam giờ chắc cần nói ngược lại: Đi qua những ngày nắng cháy, ta quý hơn những ngày mưa ^^.

4/ CÔ ĐƠN THÚC ĐẨY SỰ SÁNG TẠO

Cảm xúc cô đơn có thể tạo ra không gian cho trí tưởng tượng và sáng tạo. Nhiều nghệ sĩ, nhà văn, và nhà khoa học đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong những khoảnh khắc cô đơn. Có phải hàng tá bài hát buồn làm say đắm lòng người, nhiều người vẫn nghêu ngao những câu hát chill chill chỉ vì thích giai điệu và ca từ.

Phát triển tư duy và phân tích: Thời gian cô đơn cho phép chúng ta suy ngẫm, phân tích và đánh giá lại các sự kiện và trải nghiệm, từ đó phát triển khả năng tư duy phản biện và phân tích.

…..

Vâng, mặc dù cảm giác cô đơn không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng nếu biết cách nhìn nhận và sử dụng nó một cách tích cực, chúng ta có thể khai thác được những giá trị và lợi ích tiềm ẩn trong đó.

Xin chào bạn CÔ ĐƠN, chào mừng bạn đến chơi nhà!!!

Vâng, cảm xúc hiểu đúng thì loại nào cũng có giá trị riêng. Chỉ là chúng ta nên học để biết cách quản lý cảm xúc của bản thân trong những giới hạn phù hợp, đừng để cảm xúc vượt ngưỡng, bùng nổ hành vi tự hại và hại người là được.

Trang có 1 khoá học ngắn về QUẢN TRỊ CẢM XÚC để ACE tham khảo nhé!

❤

Hình: 2023 – nhớ Vũng Tàu ghê hà.

Tóm tắt nội dung

bài kiểm tra về kiểu gắn bó bác sỹ không có tâm báo cáo chuyên đề bùng nổ cảm xúc CBT chơi hướng đạo chữa lành đứa trẻ bên trong dạy học chủ động dạy học tích cực dẫn giảng dồn nén cảm xúc giao tiếp thấu cảm giá trị cảm xúc giảng viên gắn bó né tránh hiểu mình hiểu người hiểu về cảm xúc hoạt động hướng đạo sinh hướng đạo sinh kiểu gắn bó kỹ năng mềm kỹ năng quản lý thời gian kỹ năng sống lê mỹ trang nhận thức hành vi phong trào hướng đạo sinh quản lý cảm xúc quản lý cảm xúc cá nhân quản lý thời gian quản trị cảm xúc sai lầm trong quản trị cảm xúc sang chấn tâm lý sinh viên test tâm lý thay đổi nhận thức thông điệp của cảm xúc thấu cảm tráng sinh tâm bệnh học tâm lý lứa tuổi tâm lý ứng dụng tích cực độc hại tư duy phản biện tổn thương quá khứ đứa trẻ bên trong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn