TƯ DUY PHẢN BIỆN – KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG THỜI ĐẠI DỄ NGỘ NHẬN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Nhìn vậy, chắc gì phải vậy?

Còn một buổi nữa là khép lại học kỳ 2 của năm học 2024–2025. Trong vai trò là người dạy – và cũng là người học – tôi có dịp nhìn lại những điều tưởng như “rất rõ ràng”, nhưng hóa ra… cần nhìn kỹ hơn, sâu hơn.

  • Lớp học đông chưa chắc vì giảng viên được yêu mến, mà có thể vì điểm danh nghiêm, vì sinh viên cần đủ tín chỉ, hay chỉ đơn giản là buổi đầu ai cũng đến để nghe quy chế.
  • Feedback tốt chưa chắc vì người dạy thực sự truyền cảm hứng, mà có thể là do “nhắc nhẹ” cuối khóa, hoặc vì sinh viên cần đánh giá để xem điểm.
  • Được mời giảng nhiều nơi chưa chắc là do chuyên môn nổi bật, mà có thể là do mối quan hệ, nhu cầu môn học, hoặc sự thiếu hụt nhân sự.
  • Ảnh chụp đẹp, nụ cười tươi rói chưa chắc là phản ánh yêu thương, mà đôi khi chỉ là một khung hình được “bố trí đúng lúc” cho truyền thông.

Sau 11 năm đi dạy – đi học – đi quan sát, tôi hiểu rằng:

“Không phải cứ đứng dưới ánh đèn là mình đang tỏa sáng. Không phải cứ được vỗ tay là mình đã hay.”

Tư duy phản biện – không phải để hoài nghi, mà để nhìn rõ hơn

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà:

  • Tin giả được lan truyền như thật
  • Lời có cánh dễ khiến người ta mù quáng
  • Hình ảnh long lanh đôi khi chỉ là lớp sơn bề ngoài

Trong bối cảnh đó, tư duy phản biện không còn là kỹ năng “cao cấp” dành cho chuyên gia, mà trở thành kỹ năng sống còn dành cho bất kỳ ai muốn sống tỉnh táo, có chính kiến, và ra quyết định đúng đắn.

Vậy, tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là khả năng phân tích, đánh giá, đặt câu hỏi và suy nghĩ có hệ thống để nhìn rõ bản chất của vấn đề, chứ không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài.

Khác với phản bác hay cãi lý, tư duy phản biện giúp bạn nhìn đa chiều, nhận ra điều gì hợp lý – điều gì là cảm tính trá hình, và đâu là góc khuất cần xem lại.


📚 Khóa học Tư duy phản biện – dành cho ai muốn sống tỉnh

Là một người yêu thích sự thật, tôi mong muốn chia sẻ tinh thần đó thông qua một khóa học nhỏ về tư duy phản biện – nhẹ nhàng, gần gũi, không lý thuyết hàn lâm, nhưng đủ để khơi dậy cái nhìn sâu hơn nơi mỗi người.

  • Thời gian: 2 buổi tối – 25 và 26/04/2025 (học online qua Zoom)
  • Thời lượng: Mỗi buổi 90 phút
  • Học phí: 150.000đ/buổi hoặc 300.000đ/khóa (có chính sách phí tự do cho người cần)
  • Nội dung:
    • Hiểu đúng về tư duy phản biện và các ngộ nhận thường gặp
    • Mô hình ARES – công cụ rèn luyện tư duy phản biện đơn giản, dễ ứng dụng
    • Thực hành phân tích – đặt câu hỏi – phản biện trong các tình huống đời thường
    • Giao lưu nhóm, trao đổi tình huống thực tế

Đây không phải một lớp để “trở thành người giỏi tranh luận”, mà là không gian để học cách suy nghĩ rõ ràng – và sống rõ ràng hơn.


🎯 Kết luận: Vì sao ai cũng nên học tư duy phản biện?

Bởi vì:

  • Bạn không thể kiểm soát thế giới, nhưng có thể học cách kiểm soát cách mình suy nghĩ về thế giới.
  • Bạn không thể tránh khỏi việc bị đánh giá, nhưng có thể học cách đánh giá lại chính mình – một cách tỉnh táo.
  • Và bạn không thể sống tách biệt, nhưng bạn hoàn toàn có thể sống có chọn lọc trong biển thông tin và cảm xúc của thời đại này.

💌 Đăng ký khóa học TẠI ĐÂY


Tư duy phản biện không khiến bạn “đối đầu với người khác”, mà là để không đối đầu… với chính mình sau những lựa chọn sai.

Tóm tắt nội dung

báo cáo chuyên đề bùng nổ cảm xúc CBT cha mẹ và con cái chữa lành đứa trẻ bên trong con cái tuổi teen cặp đôi dòng OMI dạy học chủ động dạy học tích cực dẫn giảng dồn nén cảm xúc giao tiếp thấu cảm giao tiếp trong gia đình gia đình giá trị cảm xúc gắn bó né tránh hiểu mình hiểu người hiểu về cảm xúc kiểu gắn bó kỹ năng mềm kỹ năng quản lý thời gian kỹ năng sống kỹ năng tư duy phản biện lê mỹ trang nhận thức hành vi quản lý cảm xúc quản lý cảm xúc cá nhân quản lý thời gian quản trị cảm xúc sai lầm trong quản trị cảm xúc sinh viên stress thay đổi nhận thức thông điệp của cảm xúc thấu cảm tuổi teen tâm bệnh học tâm lý ứng dụng tình yêu tích cực độc hại tư duy phản biện tổn thương quá khứ vòng đời gia đình đứa trẻ bên trong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn