Hãy chú ý đến những dấu hiệu này. Chúng sẽ giúp bạn tìm hiểu mức độ bị tổn thương của đứa trẻ bên trong mình và mức độ bạn cảm thấy “thiếu an toàn” trong thế giới hiện tại. Càng nhiều dấu hiệu bạn trả lời “Đúng” thì bạn lại càng cần phải xem xét sự nghiêm túc trong việc chăm sóc đứa trẻ bên trong mình.
- Trong phần sâu thẳm nhất của tôi, tôi cảm thấy rằng có một điều gì đó không ổn với mình
- Tôi cảm thấy lo lắng bất cứ khi nào dự định làm một điều gì đó mới.
- Tôi luôn muốn làm hài lòng mọi người (a people-pleaser) và có xu hướng “thiếu bản sắc (cá nhân) một cách mạnh mẽ (lack a strong identity).
- Tôi là một kẻ nổi loạn. Tôi cảm thấy mọi thứ “sống động hơn” khi xung đột với người khác.
- Tôi có xu hướng giữ mọi thứ trong lòng và gặp khó khăn để buông bỏ.
- Tôi cảm thấy tội lỗi khi đứng lên bảo vệ cho chính mình.
- Tôi cảm thấy không thích nghi được với xã hội (inadequate)
- Tôi được định hướng là luôn phải là một người cạnh tranh để đạt được mọi thứ (super-achiever)
- Tôi coi mình như một tội nhân khủng khiếp và tôi sợ phải xuống địa ngục.
- Tôi liên tục chỉ trích bản thân vì không đủ năng lực thích nghi trong xã hội.
- Tôi khắt khe và cầu toàn
- Tôi gặp khó khăn khi bắt đầu và kết thúc mọi thứ
- Tôi có nhiều sai lầm trong quản lý cảm xúc cá nhân như: cảm thấy xấu hổ khi thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ như buồn bã hay tức giận.
- Tôi ít khi nổi điên, nhưng mỗi khi tôi làm thế, nó theo hướng cuồng nộ, bạo lực.
- Tôi quan hệ tình dục khi tôi không thực sự muốn.
- Tôi xấu hổ về các chức năng cơ thể mình.
- Tôi dành nhiều thời gian để xem các nội dung khiêu dâm.
- Tôi không tin tưởng tất cả mọi người (kể cả bản thân mình)
- Tôi là một kẻ nghiện ngập/hoặc đang nghiện ngập một thứ gì đó
- Tôi tránh xung đột bằng mọi giá.
- Tôi sợ mọi người và có xu hướng tránh họ.
- Tôi cảm thấy có trách nhiệm với người khác hơn là với chính mình.
- Tôi chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với cha/hay mẹ mình (hoặc cả hai).
- Nỗi sợ hãi của tôi đó là “bị bỏ rơi” và tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giữ mối quan hệ,
- Tôi khó khăn để trả lời “Không”
Nếu bạn trả lời “Đúng” trong 10 mô tả này (hoặc nhiều hơn) thì “làm việc với đứa trẻ bên trong bạn” nên đứng đầu trong danh sách ưu tiên tiếp theo của bạn. Nếu bạn trả lời “Đúng” trong 5 (hoặc nhiều hơn) trong những mô tả này, bạn nên nghiêm túc xem xét việc kết nối với đứa trẻ bên trong mình.
Nguồn: ST#kiến_thức_tâm_lý#đứa_trẻ_bên_trong
Một trả lời cho “25 dấu hiệu bạn có một “đứa trẻ bị tổn thương bên trong mình/wounded inner child””