4 NHU CẦU TÂM LÝ CƠ BẢN QUYẾT ĐỊNH TÍNH CÁCH “ĐỨA TRẺ” BÊN TRONG BẠN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Mỗi người đều có một đứa trẻ nội tâm bên trong. Bạn có thể xem đứa trẻ bên trong này là hình ảnh đại diện trực tiếp cho chính bạn trong những năm đầu đời, những mảnh ghép về các giai đoạn phát triển mà bạn đã trải qua, hoặc là biểu tượng của những ước mơ và sự vui tươi của tuổi trẻ. Nhưng trên thực tế thì không phải ai cũng có tuổi thơ vui tươi và thú vị.

Nếu bạn đã từng bị bỏ rơi, bị chấn thương hoặc đau đớn về cảm xúc, đứa trẻ nội tâm bên trong sẽ dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ. Bạn có thể đã chôn sâu nỗi đau này để che giấu quá khứ và bảo vệ bản thân. Tuy nhiên che giấu nỗi đau không thể giúp chữa lành đứa trẻ nội tâm. Thay vào đó, đứa trẻ này sẽ thường xuất hiện bất chợt trong cuộc sống của bạn khi trưởng thành, thể hiện qua sự đau khổ của bạn giữa các mối quan hệ cá nhân hoặc khó đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Điều này được hình thành trong quá trình lớn lên, 6 năm đầu đầu của đứa trẻ rất quan trọng bởi nó sẽ có sức ảnh hưởng về lâu dài sau này khi trưởng thành. Mặc dù chúng ta không thể nhớ hoặc có ký ức về hai năm đầu đời, tuy nhiên những năm tháng đó đã ghi dấu ấn sâu đậm lên vô thức của chúng ta. Và từ đó sẽ quyết định đứa trẻ nội tâm có tính cách như thế nào. Nhìn chung, có 4 nhu cầu tâm lý cơ bản đều gây tác động tích cực lẫn tiêu cực tới đứa trẻ bên trong bạn.

1. NHU CẦU KẾT NỐI 

Nhu cầu kết nối đồng hành cùng chúng ta từ lúc sinh ra cho đến khi chế.t đi, một đứa trẻ sơ sinh không thể sống nếu thiếu nhu cầu kết nối. Nhu cầu kết nối đóng vai trò quan trọng trong mọi hoàn cảnh, trong các mối quan hệ tình cảm gia đình. Nếu không được thỏa mãn nhu cầu này, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rộng tới sự phát triển tâm lý.

Khi một đứa trẻ không được bố mẹ quan tâm từ thời thơ ấu, thiếu sự quan tâm cả về mặt cảm xúc, chúng sẽ cảm thấy không được bố mẹ công nhận dẫn tới tổn thương lòng tự trọng dạng nhẹ hoặc rối loạn cảm xúc cực độ. Khi trưởng thành, người này sẽ tránh né, phá hủy các mối quan hệ, hoặc phát sinh hành vi cố chấp đeo bám, phụ thuộc quá nhiều vào bạn trai/ bạn gái và những mối quan hệ độc hại khác.

2. NHU CẦU TỰ CHỦ VÀ KIỂM SOÁT 

Đây là một loại nhu cầu mà cả trẻ em lẫn người lớn đều cần tự chủ. Đối với trẻ sơ sinh, chúng thích được khám phá, thám hiểm môi trường xung quanh, ham muốn khám phá là một loại bẩm sinh. Sự phát triển toàn diện của chúng ta được hình thành khi chúng ta trở nên độc lập dù vẫn được bố mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, nhu cầu phát triển tự do ý chí của đứa trẻ có thể bị bố mẹ cản trở nhờ việc bảo bọc, kiểm soát quá mức, đặt ra nhiều quy tắc giới hạn cản trở sự hình thành tính cách của trẻ. Trong quá trình phát triển, đứa trẻ sẽ nội tâm hóa nỗi e sợ và sự kiểm soát mà nó quan sát được từ bố mẹ.

Sau này lớn lên, chúng sẽ tự áp đặt các giới hạn lên bản thân bởi chúng hoài nghi sâu sắc năng lực của chính mình. Dù đã trưởng thành, những đứa trẻ này vẫn dựa dẫm người khác chịu trách nhiệm thay. Những người này luôn canh cánh trong lòng nỗi sợ mơ hồ rằng bản thân không thể thực sự đứng vững trên đôi chân của mình.

3. NHU CẦU VUI VẺ 

Một nhu cầu còn hơn cả cơ bản ở trẻ em và người lớn mà hầu như ai cũng biết đó là nhu cầu thỏa mãn hoặc vui vẻ. Sự thỏa mãn và bất mãn có mối liên kết chặt chẽ với cảm xúc, góp phần quan trọng tạo nên tính cách của chúng ta. Nếu suốt thời thơ ấu, nhu cầu thỏa mãn và tự chủ bị áp đặt quá nghiêm ngặt, về sau những đứa trẻ có thể sẽ phát sinh hành vi cưỡng chế và thô bạo phản ánh cách được nuôi dạy. Hoặc trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ bố mẹ, đứa trẻ có thể sẽ lớn lên trở thành những kẻ vô kỷ luật, dễ chạy theo các cuộc vui. Mặt khác, nếu đứa trẻ bị chiều hư, lớn lên chúng sẽ rất khó kiềm chế ham muốn cá nhân.

4. NHU CẦU ĐƯỢC CÔNG NHẬN VÀ CỦNG CỐ LÒNG TỰ TÔN 

Chúng ta sinh ra đã có nhu cầu được công nhận, nhu cầu này đan xen chặt chẽ với nhu cầu kết nối, bởi nếu chúng ta không được đối phương công nhận, mối dây liên kết với họ sẽ không bao giờ được hình thành. Cảm giác kết nối với ai đó là một hình thức của tình yêu thương và sự công nhận. Tuy nhiên, lòng tự tôn của chúng ta ảnh hưởng đến mức độ tìm kiếm sự bảo đảm ở người khác. Những người có lòng tự tôn không vững vàng sẽ đòi hỏi sự chấp thuận bên ngoài nhiều hơn những người tự tin vào chính bản thân mình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về tác hại khi quản lý cảm xúc không tốt tại đây.

Nguồn: “Khám phá đứa trẻ bên trong bạn” – Stefanie Stahl

Tóm tắt nội dung

Một trả lời cho “4 NHU CẦU TÂM LÝ CƠ BẢN QUYẾT ĐỊNH TÍNH CÁCH “ĐỨA TRẺ” BÊN TRONG BẠN”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn