NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ SAU CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: “THAY ĐỔI KỊCH BẢN CUỘC SỐNG”

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Kịch bản cuộc đời là một kế hoạch cuộc đời mà bạn bắt đầu xây dựng từ thời thơ ấu. Tiếp tục được củng cố bởi cha mẹ, và được khẳng định qua các sự kiện tiếp diễn trong cuộc sống, tích góp qua những sự lựa chọn tiếp theo do của chính mình” – Eric Beme

Chiều thứ 7 cuối tuần, sau một tuần với nhiều băn khoăn của cuộc sống đời thường, chúng tôi tìm đến chuyên đề giáo dục với chủ đề “THAY ĐỔI KỊCH BẢN CUỘC SỐNG” do linh mục GB. Phương Đình Toại làm diễn giả, để học hỏi và mong nhìn cuộc sống này rộng hơn.

1. Sức hút của vị diễn giả đơn sơ

Nguồn hình: Chuyên đề giáo dục

Chuyên đề khi mới được đăng thông báo trên fanpage Chuyên đề giáo dục vài ngày ngắn ngủi đã thu hút một lượng đông đảo người đăng ký tham gia. Chúng tôi vừa mới đăng ký được 2 ngày thì sau đó đã thấy thông báo hết chỗ. Quả thiệt vậy, không gian khán phòng chứa được khoảng 180 người nhưng số lượng chốt cuối và tham dự hôm nay lên tới 250. BTC phải mở cửa phòng lạnh để nối ghế cho tham dự viên ngồi tràn ra hành lang. Khi chương trình bắt đầu, để hiệu quả hơn các hàng ghế kê sát lại mỗi người thu mình lại một chút cả về hình thể và cái tôi để cho người bên cạnh thêm chút không gian. Vị linh mục còn mời gọi mọi người ngồi cả viền sân khấu để nghe rõ hơn.

Nguồn hình: Chuyên đề giáo dục

Không thể không thừa nhận, sự tham gia đông đảo của người ta đến từ sức hút của cái tên GB Phương Đình Toại -vị linh mục đáng kính với nhiều đóng góp cho xã hội, đặc biệt là các đối tượng yếu thế.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp Ngài, đâu đó năm 2017 khi tham dự sự kiện chào đón Đức hồng y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ, thăm Giáo Hội Việt Nam. Trong thánh lễ tại tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, tôi ấn tượng bởi một vị linh mục Việt Nam dịch song song tiếng Ý sang Việt trong suốt thánh lễ. Một vị linh mục nhỏ bé, phong cách khiêm tốn.

Lần thứ 2, tôi gặp Ngài (Cha Toại) tại nhà thờ Đồng Tiến trong một hội chợ dành cho bệnh nhân HIV vui Xuân. Vẫn gương mặt và thần thái đó nhưng giản dị trong bộ đồ bình dân và dép cao su. Sau đó, tôi mới biết ngoài việc là chuyên viên tâm lý Ngài còn phụ trách một mái ấm chuyên nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi.

Lần thứ 3 và suốt nhiều lần sau đó, tôi gặp Ngài trên.. kênh Youtube với tư cách khách mời giải gỡ các thắc mắc về tâm lý và luân lý.

Vì sao người ta lại dành sự yêu mến cho Ngài như thế? Nếu để ý kỹ, mọi người sẽ thấy ở các buổi chia sẻ của vị linh mục này không có các hoạt động trò chơi hoạt náo sôi nổi, không có silde bài giảng với các hiệu ứng ấn tượng (ngược lại slide rất nhiều chữ và đôi khi còn sai chính tả :D)… phong cách giảng chân chất, giọng nói nhỏ trầm..

Có lẽ bỏ qua yếu tố hình thức thì sức hút được tạo nên bỏ kiến thức sâu sắc và hơn cả là tấm lòng khiêm nhường của một vị mục tử tài giỏi khiêm tốn. Ngài đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho những lý tưởng cao đẹp, nâng đỡ cho bao nhiêu tâm hồn bơ vơ.. Càng nhỏ bé càng tỏa sáng…

2. Nội dung thiết thực chuyên sâu – kịch bản cuộc đời – những lối mòn cũ không thể dẫn tới đích đến mới

Chủ đề hôm nay đề cập tới việc thay đổi kịch bản cuộc đời mỗi người theo hướng tốt đẹp hơn. Dưới chút kiến thức về tâm lý học của mình, tôi nhận ra chủ đề được xây dựng dưới thuyết nhận thức hành vi – Cognitive Behavioral.

Kịch bản cuộc sống mỗi người được xây dựng từ thời thơ ấu. Nó định nghĩa vai trò ứng xử trong cuộc sống; một khi mình tin nó là như vậy, mình sẽ hành động theo nó và cho rằng đó là sự thật. Từ những mảnh sự thật nhỏ về một khía cạnh nào đó, nếu chúng ta tin và chỉ nhìn ở một góc đó thì mảnh sự thật đó có thể trở thành hoàn toàn sự thật và trở thành nền tảng của khái niệm bản thân.

Kịch bản cuộc sống tạo thành khái niệm khuôn mẫu cho mỗi người, ảnh hưởng sâu sắc tới:

+ Những giả định về tương lai

+ Những sự lựa chọn, quyết định trước mỗi vấn đề

+ Hình ảnh về bản thân

+ Những gì mình phải làm và không phải làm

+ Giới hạn về những tiềm lực

….

Kịch bản cuộc sống thường được ghi nhận trong não bộ – kết nối với ký ức cảm xúc. Những ký ức thơ ấu có thể được kích hoạt quay lại và ảnh hưởng đến cảm xúc, hành động ở hiện tại. Các nhà tâm lý học đã cho rằng kịch bản cuộc sống được dựng lên từ thời thơ ấu.

Từ đó, có thể nhận ra nếu như bạn đã có những trải nghiệm tiêu cực, bất ưng ý thời thơ ấu và các giai đoạn trong quá khứ sẽ góp phần hình thành nên những niềm tin phiến diện, sai lệch dạng như:

+ “Tôi không bao giờ đủ tốt” – Niềm tin này làm bạn luôn cảm thấy bản thấy luôn kém cỏi, thiếu sót trong mọi tình huống. Khiến bạn trở nên nhạy cảm với mọi lời phê bình (dù đúng hay sai), và bạn dễ quy trách mọi lỗi lầm vào bản thân, dằn vặt chính mình vì những thứ nhỏ nhất.

+ “Tôi không thể tự làm điều đó” – Sự khẳng định mình quá yếu, không thông minh, và kém cỏi. Từ đó luôn tự cho rằng mình không có khả năng thực hiện những bổn phận, luôn phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.

+ “Những điều xấu xảy ra với tôi thường xuyên hơn người khác” – Suy nghĩ này có thể bắt đầu từ một sự sợ hãi thái quá về những đại nạn. Tin rằng mình luôn là người phải hứng chịu mọi điều xui rủi.

+ “Tôi không đủ tốt” – dẫn tới sự kiểm soát và thái độ luôn mong sự cầu toàn nơi mọi người, mọi vật. Sự so sánh cũng sinh ra từ đây. Cuộc sống vốn không hoàn hảo, càng chạy theo sự cầu toàn bạn càng thất vọng.

+ “Tôi luôn đứng trên người khác – tôi luôn đúng” – Khi bạn tin rằng bạn luôn ở một tầm cao hơn người khác, do đó bạn xứng đáng có được mọi điều nhiều hơn người khác, luôn phải được ưu tiên hơn. Điều này, dẫn tới việc bạn không thể thấu hiểu người khác.

…. tất cả niềm tin trên đều cực đoan và sai lệch, nó hình thành nên kịch bản cuộc đời bạn có thể cứ mãi đau khổ, tổn thương, thất bại theo một khuôn mẫu lặp đi lặp lại.

Làm thế nào thay đổi kịch bản cuộc đời?

RẤT KHÓ để thay đổi vì nó liên quan đến ký ức cảm xúc. Ăn sâu vào trong não bộ và như là một cơ chế phản ứng hình thành nên những Ý NGHĨ TỰ ĐỘNG tác động thúc đẩy sâu sắc đến hành vi.

3. Thay đổi nhận thức – thay đổi kịch bản cuộc đời

Khó nhưng vẫn CÓ THỂ THAY ĐỔI bằng THAY ĐỔI NHẬN THỨC – COGNITIVE BEHAVIOR INTERVENTION

+ Tập trút bỏ các khái niệm bản thân tiêu cực

+ Nhìn lại sự kiện đã qua, nhận ra suy nghĩ tự động phía sau, cảm xúc đã có, hành vi bị thôi thúc. Nhìn rộng ra hơn: tôi đã hiểu sự kiện đó thế nào? tôi cảm thấy thế nào? tôi đã hành động thế nào?

+ Cần kiên trì cho một tiến trình dài: nhận ra những mẫu hành động lập đi lập lại, khám phá lối sống chính mình. Nhìn rộng hơn và tìm ra những suy nghĩ và giả định khác về sự kiện cũ, tìm chứng cứ mới và cách giải quyết khác đi –> thay đổi cảm xúc mới –> hành động mới được thôi thúc –> hình thành niềm tin mới, tích cực hơn.

+ Tập suy nghĩ đúng: suy nghĩ thực tế (chứ không phải suy nghĩ tích cực bất chấp)

Chúng ta thường chỉ gói gọn mọi thứ trong hai điều tích cực và tiêu cực, phân định đúng sai rạch ròi cho bản thân. Nhưng còn một khái niệm suy nghĩ khách quan, suy nghĩ thực tế khác với suy nghĩ tích cực.

Nếu chỉ tích cực hóa/tiêu cực hóa mọi thứ bạn dễ xa rời thực tại và chìm trong cảm xúc cá nhân, dẫn tới nhận thức sai lệch về mọi thứ xung quanh…

Sự khác biệt giữa tích cực và thực tế

Đây là một hành trình dài và không đơn giản… cần sự bền bỉ.

4. Tiếng lòng của người trẻ

Chuyên đề trở lại sau một năm dịch bệnh và nhiều thay đổi về nhân sự BTC, một năm dài với quá nhiều thăng trầm (Có lẽ nhìn một cách tổng quát thì trầm nhiều hơn với biến cố dịch bệnh Covid), các bạn trẻ và cả những cô chú “ít trẻ” đều hào hứng.

Nguồn hình: Chuyên đề giáo dục

Những câu hỏi thể hiện sự trăn trở:

“Làm thế nào để cân bằng được cảm xúc ngay những giây bút bùng nổ”

“Làm sao nhận ra được mục đích sống, hình ảnh bản thân?”

“Làm sao để kìm chế cảm xúc nhưng không đánh mất bản chất?”

“Làm sao để tập cho bản thân sự bình tâm trước xã hội nhiều biến động”

“Bạn trẻ và hội chứng FOMO – fear of missing out, ứng xử sao cho đúng?

…. mọi câu hỏi đều được giải đáp. Tuy vậy, những lời chân thành của vị diễn giả đáng kính dường như chỉ mới xoa dịu được phần nhỏ sự bối rối của các bạn trẻ trước cuộc đời nhiều biến động..Tới tận khi lố giờ vẫn còn nhiều thắc mắc.

… ai cũng mang cho mình những vết thương từ thơ ấu, trải nhiệm sâu dày từ quá khứ hình thành nơi chúng ta kịch bản cuộc đời quá sâu sắc… để thay đổi những kịch bản lệch lạc chúng ta cần một lộ trình dài… cần những sự đồng hành dài hơi hơn..

Từ lý thuyết trên – trong thực tế dưới góc độ tâm lý, các nhà tâm lý học đã hình thành nên liệu pháp nhận thức hành vi – CBT – là phương pháp can thiệp xã hội tập trung vào việc tiếp cận, thách thức các biến dạng nhận thức (niềm tin, suy nghĩ, thái độ), thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân. Liệu pháp này, mình đã học 12 buổi với 24 giờ với chuyên gia và nhiều hơn giờ tự học. Nếu ai quan tâm sâu có thể tham gia vào khóa học CBT căn bản của mình với nhiều bài tập thực hành xuyên suốt để hiểu hơn lý thuyết này, chi tiết TẠI ĐÂY.

Các bạn trẻ nói riêng và mọi người nói chung, thật sự cần những chuyên đề giáo dục từ tâm như thế này.. biết ơn ban tổ chức đã tổ chức nên một không gian chia sẻ học tập ấm áp này. Hy vọng sẽ được tham gia nhiều chuyên đề bổ ích tiếp theo.

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn