TẠI SAO PHẢI HÀNH ĐỘNG RẬP KHUÔN?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Tôi sẽ trở thành bậc thầy giao tiếp, tôi sẽ là người tài giỏi, người đó là tôi… tôi tôi tôi…” Một tràng khẩu hiệu phát ra từ khóa học về thuyết trình gì đó mà anh bạn cùng phòng đang học để “thay đổi bản thân, cải thiện giao tiếp”.

Người ta bảo bụt nhà không thiêng quả hông sai, vợ thì dạy kỹ năng tâm lý này nọ, mà cứ giảng cho chồng nghe được 5 phút là 2 mắt ổng lim dim lại rồi thăng luôn trong 10 tiếng đếm :V. Nên thôi thì biết đâu ổng hợp với phong cách “hướng ngoại” kia. Thầy nào cũng được miễn là anh í thấy nhận lại được giá trị nào đó.

Và chợt mình có vài suy tư:

1. Với mình thì một khóa học thành công cho dù tùy tâm, có phí mắc hay rẻ hay là miễn phí đi thì khóa học mở ra phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội và đặc điểm của người học.

Có người không quan tâm đến cả 2 yếu tố đó nên họ chỉ bán/ trao đi cái họ có chứ không phải cái nhu cầu cần.

Có người quan tâm nhu cầu xã hội rồi nhưng họ lại bỏ qua yếu tố cá vị của học viên. Bước đầu tiên khi dạy học là giúp học viên khám phá chính bản thân họ. Định vị lại xem họ đang có đặc điểm thế nào, phù hợp với cách tiếp cận làm sao. Kiểu như thực khách và nhà hàng thì việc đầu tiên là đưa menu cho họ chọn và hỏi họ thích ăn gì, chứ không phải thao thao bất tuyệt về thứ bổn tiệm có.

2. Thế nào gọi là giao tiếp hiệu quả?

Với mình đó không phải là một người có giọng nói oang oang hô hào này nọ, cũng không phải một người lanh lọc thao túng tâm lý người khác theo mục đích riêng. Mà giao tiếp thành công là cả 2 bên người phát thông tin và người nhận thông tin đều hiểu nhau, đều giải mã đúng được lượng thông tin truyền qua lại. Cả hai đều thấy mình thoải mái thăng tiến trong cuộc giao tiếp đó, không bên nào bị lấn át. Bạn đừng tưởng bạn nói hay nói luôn phần người khác là bạn thành công đâu.

Có thể với một vài mô típ và hoạt động liên tục áp đảo tâm lý và dùng hiệu ứng chim mồi, hiệu ứng tâm lý đám đông có thể cuốn hút được một lượng người. Nhưng với những người có suy nghĩ sâu, khi thoát khỏi bối cảnh thao túng tâm lý đó, họ sẽ nhận ra ngoài những giây phút hô hào hay hoạt động liên tục đó họ chả đọng lại được bài học gì để phát triển bản thân.

3. Dạy học có phải cứ chơi trò chơi liên tục tưng bừng lên có những khung ảnh đẹp là thành công?

Với hơn nửa đời người, sống và chưa bao giờ dừng học, cũng tham gia kha khá khóa học, chuyên đề này nọ… mình nhận ra cách truyền đạt nó phụ thuộc nội dung và đối tượng. Không phải đối tượng nào cũng thích trầm lắng, không phải đối tượng nào cũng thích hoạt náo. Quan trọng xác định được mục tiêu đầu ra rõ ràng, học xong học viên làm được gì. Phải là học viên làm được gì nha, chứ không phải xong khóa học cái ngồi nghiệm lại BTC làm được gì. Dạy học là nghệ thuật nhưng không phải là sân khấu tạp kỹ chỉ là đến xem giải trí về rồi quên.

Mình từng tham gia các khóa học mà 1 giờ học lên tới bạc triêu học online, mà học viên ngồi nuốt từng chữ của cô giáo chứ chả có hoạt động gì tưng bừng khói lửa. Mình cũng từng tham gia các chuyên đề nghe giảng từ những người giọng nói cũng không gọi là quá hay, họ chỉ nói và đôi khi có những slide đen trắng thôi nhưng khán phòng thì luôn full kín chỗ.

Những khóa học đó, mình ghi chép từng chữ, lắng nghe cẩn trọng. Suy tư áp dụng và hiểu ra nhiều thứ chiều sâu ghê lắm. Có những thứ sau đó, mỗi lần đọc lại lại thấy hiểu sâu hơn 1 chút.

4. Tại sao chúng ta phải chạy theo những thứ rập khuôn?

Với tuổi mình mình thích những thứ gì thiên về chất lượng hơn là mẫu mã. Thích những người ăn nói từ tốn, nói được làm được hoặc ít ra là khiêm tốn đúng mực. Xét về tính cách thì cũng có hướng nội, hướng ngoại, hướng trung, sao có thể bắt tất cả cùng nắn ra 1 loại giao tiếp như nhau nhỉ? Đôi khi ngồi bên cạnh, lắng nghe gật đầu với ánh mắt trìu mến thấu cảm và nói vài lời an ủi là tốt lắm rồi đâu cần chém gió giảng đạo phần phật nhỉ?

Mình phát triển lên từ cá vị của mình là được hông cần phải chạy theo đám đông đâu. Đôi khi mình phải biết từ chối những điều không phù hợp.

Sống cũng chả cần làm hài lòng tất cả. Gồng mình lên để hài lòng ai đó rồi gồng cả đời sao?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn