5 LÝ DO GIẢI THÍCH VÌ SAO NGƯỜI VIỆT CÓ XU HƯỚNG KÌM NÉN CẢM XÚC

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Sống trong bối cảnh bấp bênh đời sống con người dường như nhỏ bé và phải nương nựa vào nhau nên việc kìm nén cảm xúc cá nhân nói riêng và nhu cầu cá nhân nói chung để tránh mất đi hoà khí tập thể là một điều dễ hiểu…” – Ms Frida

  1. Lý do đến từ văn hoá truyền thống

Nguồn gốc xuất xứ của văn hoá Việt Nam như mọi người đều biết đó là nên văn hoá từ nguồn gốc nông nghiệp trồng lúa nước. Trong bối cảnh sơ sai chưa hề có máy móc hỗ trợ, việc làm nông hoàn toàn dựa vào sức người, để có được mùa màng tươi tốt thì cần sức mạnh của tập thể. Đây cũng là lý do giải thích vì sao những thế hệ trước đều sinh đẻ rất rất nhiều. Một gia đình có thể có tới chục người con là bình thường. Vì theo người Việt xưa quan niệm, có người mới có nhân lực để làm ruộng thì cuộc sống mới khá lên được.

Cũng chính vì bám vào sức mạnh tập thể nên người Việt rất sợ làm mất lòng nhau, nhiều người truyền tai nhau những câu như “dĩ hoà vi quý, 1 sự nhịn chín sự lành, chín bỏ làm mười” cho thấy một cuộc sống mà cái tôi cá nhân luôn phải nén xuống để hoà vào tính tập thể.

Chúng ta cũng thường nghe những câu nói thể hiện sự ỷ lại, tính dựa dẫm như “thà xấu đều còn hơn tốt lõi, một người làm quan cả họ được nhờ”.. chính những câu ca dao tục ngữ như vậy định hướng lối sống kìm nén cảm xúc, để có thể giữ được bầu khí hoà đồng không mất lòng nhau.

Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng, thời xa xưa chưa có kiến thức về thiên văn học nhiều, người Việt chỉ dựa vào những quan sát cá nhân để ghi lại những kinh nghiệm về thời tiết mà ứng phó, cuộc sống bấp bênh với đầy rẫy những lo toan về sức mạnh của thiên nhiên, đời sống con người dường như nhỏ bé và phải nương nựa vào nhau nên việc nén, nín, nuốt, nhịn cảm xúc cá nhân nói riêng và nhu cầu cá nhân nói chung là một điều dễ hiểu.

Điều này khác hẳn với tính cách của người dân phương Tây với cuộc sống gắn liền với văn hoá du mục phát triển độc lập, tính cách mạnh mẽ, đề cao cái tôi cá nhân.

2. Lý do đến từ kinh tế – kinh tế kém phát triển

Liên hệ gần với lý do làm nông sơ khai chỉ dựa vào sức người nên kinh tế Việt Nam một thời kỳ dài kém phát triển kèm theo sự xâm lược liên miên của các nước khác, sau khi hoà bình là một thời kỳ bao cấp trải dài làm kinh tế trì trệ. Khi cái ăn cái mặc còn thiếu thốn đủ đường người ta rất khó để có thể bận tâm đến cảm xúc đến vui buồn của bản thân vì no bụng ấm áo là tốt lắm rồi, vui buồn quá xa xỉ trong bối cảnh như vậy. Như tháp nhu cầu của tiến sỹ Maslow, chia nhu cầu con người thành 5 tầng bậc, ở những cấp độ từ dưới đi lên là nhu cầu sinh lý thiết yếu cơm áo, rồi đến chỗ ở an toàn, đến nhu cầu được thuộc về, nhu cầu được tôn trọng và tầng cao nhất là nhu cầu tự thể hiện bản thân.

Vậy, trong bối cảnh đói kém triền miên thì từ những tầng bậc thấp nhất con người Việt đã chưa được đáp ứng đủ, rất khó để chuyển lên nhu cầu cao hơn.

3. Lý do đến từ cách giáo dục truyền qua nhiều thế hệ

Liên tiếp theo dòng chảy các yếu tố vừa kể trên, bối cảnh xã hội lối sống đi sâu vào từng nếp nhà. Cách giáo dục truyền nhau qua nhiều thế hệ, “sống sao cho mọi người yêu quý, không được làm mất lòng ai, người tốt là người không biết giận, phải luôn luôn vui vẻ, nhìn vào sắc mặt người khác mà sống nhé con” … 1 ví dụ điển hình trong giáo dục gia đình: khi 1 đứa trẻ làm sai bị la mắng. Ta thấy những tình huống này rất thường thấy:

+ Đứa trẻ khóc – “Oan ức lắm sao mà khóc?”

+ Đứa trẻ cười – “ Con mất dạy, la nói còn cười được”

+ Đứa trẻ im lặng – “La nó mà cái mặt trơ trơ ra”

+ Đứa trẻ nói lại – “Câm mồm ngay cho tao”

+ Đứa trẻ bỏ đi – “Đẻ ra đứa con trời đánh, nói cái nó bỏ đi, ta đẻ vịt lộn ăn còn sướng hơn đẻ mày..”

Rồi như vậy đứa trẻ sẽ biết phải bộc lộ hành vi thái độ sao cho vừa lòng phụ huynh??? Và như thế nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự hoang mang, những đứa trẻ đó sẽ trở thành phụ huynh trong tương lai và tiếp tục tạo ra những mô hình gia đình mà chúng đã được hấp thụ, nếu không có yếu tố nào can thiệp thay đổi vào nhận thực thì từng thế hệ sẽ lại tiếp nối các mô thức cũ về nhận thức thông qua giáo dục gia đình. Trong tâm lý học có cụm từ “nỗi đau xuyên thế hệ”.. để cho thấy vai trò giáo dục trong gia đình rất quan trọng.

4. Lý do đến từ hệ thống giáo dục chưa chú trọng vào việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần

Đi từ gia đình rộng ra nhà trường, chúng ta nhớ 1 thời gian rất dài và có thể nhiều nơi ngày nay ở VN vẫn còn giữ lối giáo dục truyền thống theo kiểu: giáo viên nói – học sinh nghe, giáo viên luôn đúng, nếu giáo viên sai thì coi lại điều 1. 1 thời gian rất dài từ các cấp 1 2 3 hình thức giáo dục chủ động 1 chiều đã làm triệt tiêu đi tư duy phản biện của những thế hệ trẻ.

Điều này cũng không trách thầy cô hoàn toàn vì chính thầy cô cũng là những người hấp hụ từ những cách giáo dục như thế. Chúng ta không thể đòi hỏi người khác cho chúng ta cái họ chưa được nhận.

Bên cạnh đó, nhà trường chỉ chú trọng vào phát triển về mặt chữ nghĩa còn yếu tố sức khoẻ cảm xúc tinh thần, những yếu tố khó để đo lường như sự vui vẻ, hạnh phúc của học trò thì chưa được quan tâm. Biểu hiện cụ thể là vai trò của tham vấn học đường vẫn chưa được coi trong trong các môi trường công lập. Năm nay là 2024 thì nhìn lại nhiều trường có tham vấn học đường tuy nhiên phần lớn nằm ở vị trí đối phó với quy định chung, các tham vấn viên này phải kiêm nhiệm nhiều vị trí như GV bộ môn, chủ nhiệm lớp, giám thị.. và cũng không phải ai cũng được học về tâm lý chính thức, mà chỉ đơn giản là được phân công vào vị trí đó cho đủ để tránh thanh tra…

5. Lý do khác

Có thể đến từ yếu tố cá nhân, yếu tố môi trường sống, sự du nhập từ văn hoá ngoại lai trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá trải dài trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam như quan niệm về trọng danh trọng sỹ trong đàn ông của Nho giáo.. nhưng tựu chung cũng liên quan gần xa đến các yếu tố kể trên.. vì con người là sinh vật xã hội, chính xã hội bao gồm cả gia đình, trường học, công sở… tạo nên tính cách con người.

Lê Mỹ Trang

👉 Ngoài ra, ACE có thể kết nối với Trang tại:

💌Youtube: https://bit.ly/dangkykenhlemytrang

💌 Facebook: Lê Mỹ Trang UYP

💌 Tiktok:   / lemytranguyp

💌 Group đồng hành cùng nhau chia sẻ về kiến thức tâm lý, giao tiếp, pp giáo dục tich cực:   / hieum.  .

💌 Nhóm Zalo nội bộ của cộng đồng Hiểu Mình Hiểu Người: https://zalo.me/g/nklnjo618

💌 Email: lemytrang89@gmail.com

Tóm tắt nội dung

Một trả lời cho “5 LÝ DO GIẢI THÍCH VÌ SAO NGƯỜI VIỆT CÓ XU HƯỚNG KÌM NÉN CẢM XÚC”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn