SUY TƯ VỀ GIÁO LÝ HÔN NHÂN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Giáo lý hôn nhân, một nét rất đẹp của người Công Giáo.

Chiều Chúa Nhật

Gội đầu thơm tho goy mặc đồ xinh đi lễ. Giao diện hình ảnh có lẽ nhìn ổn, chỉ là âm thanh thì chập chờn tiếng được tiếng mất, vì giọng mình mới hồi phục được 60% thôi.

Nhà thờ cổ cổ, tiếng thưa đáp đều đều, gió mát mát, cây bên ngoài xanh xanh.

Đến cuối lễ nghe Cha thông báo về việc chuẩn bị cho khai giảng các lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân. Chợt mình nhớ lại 2 lần mình học về giáo lý hôn nhân, 2011 và 2017 đến giờ những điều mình còn đọng lại cũng không nhiều lắm. Mình tự hỏi hông biết bây giờ chương trình giáo lý hôn nhân có gì thay đổi khác xưa hông nhỉ? giờ trong giáo lý hôn nhân 3-6 tháng các bạn sắp bước vào đời sống sánh đôi có gì nhỉ?

Ngồi suy tư từ:

+ vai trò 1 nhà giáo trong ngành giáo dục được chục năm tiếp xúc với các thế hệ học trò từ học sinh trung cấp đến sinh viên cao đẳng, đại học và cả các bậc phụ huynh cũng nhiều nhiều

+ vai trò một người trẻ từng có chục năm yêu đương nồng nhiệt

+ vai trò một người sống đời hôn nhân bước sang năm thứ 5

Học ra 1 cái nghề chúng ta cũng cần đâu có 2-4 năm (tính theo hệ đào tạo trung cấp – đại học). Chuẩn bị cho 1 đám cưới cũng mất 6 tháng – vài năm. Còn việc chung sống cả đời với những vai trò như làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm con dâu/con rể…chưa ai có kinh nghiệm mà đa phần lại rất ít sự chuẩn bị.

Cá nhân mình nghĩ những chủ đề như này rất đáng để đưa vào khoảng thời gian cho các khoá học tiền hôn nhân:

1/ Nền tảng của tình yêu bền vững qua góc nhìn tâm lý học

Yêu nhau thì dễ kiểu hút vì cảm xúc và bề ngoài, nhưng để ở lại đi cùng nhau bền thì cần sự am hiểu nhiều thứ. Đợt học khoá về tình yêu hôn nhân (khoá bên ngoài không phải trong lớp GLHN) cô giáo cho làm 1 bài test 70 câu để kiểm tra độ hiểu nhau của cặp đôi, mình thấy thú vị.

Tình yêu là của cặp đôi còn hôn nhân là chuyện của cả 2 gia tộc, ý ở đây hông phải trách nhiệm rành buộc sinh con nối dòng hay môn đăng hộ đối gì mà ý mình muốn đề cập đến là việc hiểu bối cảnh của đối phương cho thấy họ đã được sinh ra, nuôi dạy lớn lên như thế nào thì mới bao dung và kiên nhẫn được với nhau hơn. Sự hiểu đó được coi là cái nền của hôn nhân bền, còn nếu chỉ yêu vì cảm xúc thì 1 đời chắc lấy chục ông chồng/bà vợ :))

2/ Giao tiếp thấu cảm

2 khía cạnh chính nghe để người nói và nói để người nghe. Tưởng chừng đơn giản nhưng hông phải dễ. Kỹ thuật thì dễ học nhưng sự thấu cảm thực sự cần nhiều hơn rất nhiều ở những kỹ thuật và lý thuyết.

Nếu mà gia đình hông thấu cảm nhau thì nhu cầu được tôn trọng, thuộc về và thể hiện vẫn luôn còn, và thế là hôn nhân có kẻ hở. “Tiểu tam”, “Bé đường”, “Nem, chả” xuất hiện từ đây.

Có phải rất nhiều vụ ngoại tình bị phát hiện, người ta hay nói “ồ vợ đẹp/chồng giỏi vậy còn ngoại tình” .. đẹp, giỏi, giàu đâu phải yếu tố đủ. Bạn yêu họ vì họ là ai trong mắt bạn, còn họ ở lại với bạn thì phải xem bạn là ai trong mắt họ.

3/ Quản lý cảm xúc

Càng gần nhau, càng thân mật thì lại càng dễ va chạm. Đó là sự tất yêu. Yêu đương rất vui vì chỉ là câu chuyện hai con người hồn nhiên với khoảng không gian hường hoá và những buổi hẹn được chuẩn bị trước. Còn hôn nhân lại là chuyện khác với n tình huống phát sinh hông báo trước, những nhân vật mới bước vào đời của cặp đôi. Nhưng vai trò mới, những trách nhiệm nhiều hơn.

Đè nén, phớt lờ cảm xúc hay cố gắng để bên kia vui đều không phải là những giải pháp ổn. Mọi thứ thuộc về nhu cầu đều cần cách giải toả phù hợp, nếu hông sự bùng nổ cảm xúc rất … kinh khủng khiếp.

Dư luận gần đây chắc ko thiếu các vụ đoạt mạng nhau vì tình để minh hoạ cho việc này.

4/ Tư duy phản biện

Cái này mình nghĩ sẽ giúp từng người nhìn mọi việc dưới đa góc nhìn và nói ra nhu cầu cách tử tế hơn. Theo kinh nghiệm cá nhân mình thì đa phần người Việt ít ai được dạy về bộc lộ nhu cầu, cảm xúc mà chỉ được dạy về sự nhún nhường nín nhịn trong cái tôi giả.

Tư duy phản biện cũng giúp được việc nhìn nhận vấn đề tập trung vào vấn đề để tìm giải pháp cải thiện thay vì lao vào miệt thị con người để hạ bệ người khác.

Mà trong hôn nhân thì bước mà khó cứu được nhất là dựng tường ngăn cách và hạ bệ đối phương. Chứ các cặp cãi nhau là con giao tiếp (tuy nó hông êm dịu lắm) còn cứu được. Chứ cái bước ngắt kết nối mackeno thì đúng là lành ít dữ nhiều.

5/ Dạy con

Hồi xưa mình nghe vài người nói: “Lấy vợ/chồng, có con tự nhiên nó khôn ra, có trách nhiệm hơn à, kiếm vợ/chồng cho nó thôi” cái mình cũng tưởng thật. Sau này, trải nghiệm kha khá mới nhận ra “ồ không nha” lấy vợ/chồng rồi có con trong nhiều trường hợp đó chỉ là những bước tiếp theo trong 1 cái guồng mà khi người ta ấn nút khởi động thì các bước tiếp, các sự kết hợp sinh học thì sinh linh mới ra đời thôi, còn việc nhờ sinh linh đó mà 2 người tạo tác “tự khôn ra” thì hông đúng đâu.

Bữa đi ăn bánh xèo thấy chú kia bước vô nó oang oang với vợ:

“Cái thằng … lại bỏ nhà đi nhậu rồi, tui mới qua cho 2 đứa nhỏ ăn cơm. Cái thằng, có con rồi mà cứ thích bỏ đi là bỏ, con vợ thì lại giận dỗi bỏ qua ngoại rồi. Tội 2 nhỏ đói ôm nhau khóc”

Thì ra ổng là bác của sắp nhỏ, phải qua trông 2 đứa cháu đói nheo nhóc khi bố mẹ thì mỗi người đi mỗi hướng.

….

Cá nhân mình nghĩ giáo lý hôn nhân là một khoảng thời gian rất bổ ích cần thiết và có thể nói là quý báu để giúp các bạn trẻ bước vào đời sống cặp đôi. Hy vọng chương trình ngày một hay và thiết thực hơn, mở rộng hơn để phần nào giúp các bạn trẻ hành trang bước vào 1 giai đoạn đầy cam go nhưng cũng rất ngọt ngào ấm áp vì có thêm người thêm vui mà, nhỉ? ^^

Hình: Internet

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn