Thói thường con người ta luôn có mong muốn biết nhiều hơn trong khả năng của bản thân. Những cái gì chưa lý giải được thì lại càng tò mò. Nhưng không phải sự tò mò nào cũng tốt. Có những thứ phải trả giá rất đắt.
Nãy mới dạy xong đói hoa mắt, chồng hông lấy cơm cho ăn mà bảo: “Vợ coi cái này đi, họ làm chủ đề tâm lý mấy triệu lượt xem luôn nè, trên Tiktok này”
1. Dùng nội dung tâm linh để câu view
Kênh bạn này view cao ngoài hình ảnh chỉn chu thì còn do nội dung nữa. Mình lướt lướt chục video đầu thì thấy cũng ổn áp. Cũng có 1 số kiến thức tâm lý cơ bản. Tuy nhiên mấy clip view cao ngất thì toàn để cập tâm linh. Cái video cao view nhất là mình bất an nhất đó là bạn í hướng dẫn mở “con mắt thứ 3” – mở luân xa trán.
Và mình tắt luôn không dám coi!
Có thể thế giới tâm linh rất thú vị nhưng đừng “đùa với lửa”. Mình đã gặp ít nhất là 5 người và nghe họ nói về việc này (có thể nhiều hơn mà mình quên rồi).Tất cả đều chung quan điểm: Con mắt thứ 3 hay luân xa không phải là thứ để đem ra dạy đại trà câu like được đâu. Mở ra thì rất khó đóng lại. Một khi mở ra rồi thì bạn sẽ thấy nhiều thứ không nên thấy. Liệu bạn có sống yên ổn được ko? tâm bạn đủ vững để đón nhận không? đã có nhiều trường hợp hóa tâm thần vì không kiểm soát được bản thân đó.
2. Tác hại của việc tò mò những thứ ngoài tầm kiểm soát
Có thể bạn nghĩ coi cho vui thôi nhưng coi sẽ bị ám ảnh đó và lúc nào đó vô thức sẽ thúc đẩy bạn làm theo. Theo cơ chế tâm lý học của con người thì những gì chúng ta càng tiếp xúc nhiều, càng có ấn tượng mạnh tạo cảm xúc mạnh chúng ta càng nhớ lâu. Và mọi thứ thông tin thu thập được liên tục thành thói quen thì nó không chỉ dừng ở phần ý thức mà còn được khắc sâu trong vô thức.
Vì thế một số người có thể nghĩ: “Ôi dào coi cho biết thôi, có làm theo đâu” hay “Ôi coi tí rồi quên ngay đó mà” hay “Ôi coi giải trí thôi mà làm gì căng?”… Thì nó không hề đơn giản như vậy. Những thứ rơi vào vô thức rất khó để xóa đi. Và khi cơ thể, tinh thần các bạn đủ khỏe các bạn có thể kiểm soát được phần lớn hành vi. Nhưng khi cơ thể, tinh thần lúc nào đấy suy yếu (bệnh, mệt mỏi, gặp căng thẳng, sang chấn tâm lý, suy nhược…) thì hành vi sẽ bị điều khiển chi phối bởi vô thức.
Và có thể nhiều lúc bạn sẽ tự hỏi: “ủa sao mình lại làm như vậy?” đó là lúc hành vi bị chi phối bởi vô thức. Vậy, nên hãy nạp vào cơ thể những thứ trong lành cả ở khía cạnh vật chất và tinh thần.
3. Thế nào là người chia sẻ kiến thức tâm lý đúng đắn?
Người chia sẻ phải lường trước được đối tượng tiếp thu của họ là ai? và điều họ nói ra sẽ ảnh hưởng như thế nào? Không thể miễn trừ trách nhiệm kiểu: “ủa tôi nói vậy thôi ai bảo làm theo?”. Vì bạn lập kênh thì bạn đã xác định nội dung người xem và đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tinh, trình độ, địa lý, sở thích…) của họ. Không phải ai cũng đủ tỉnh táo để phân biệt nên hay không nên.
Tâm lý học là một ngành khoa học đã được công nhận từ thế kỷ 18 rồi. Người chia sẻ kiến thức tâm lý chân chính phải giúp người khác hiểu mình hiểu người và sống tốt hơn. Chứ không phải “đội lốt tâm lý để làm những thứ khác với mục tiêu không phải giúp người”.
Tâm linh thì lại khác đừng đem việc đó ra đùa giỡn!
Nhất là các bạn trẻ nhớ cẩn thận!
Bạn có thể đọc thêm tài liệu khác tại đây.