Một người làm điều tốt cho bạn chưa chắc họ là người tốt.
Một người họ làm điều chưa tốt với bạn chưa chắc họ là người xấu.
Vì sao ư? vì một hay một vài hành vi nhỏ lẻ không thể nói lên bản chất của một người.
+ Nếu bạn thấy một người thanh niên trẻ nắm tay một bà cụ già chầm chậm ân cần dẫn cụ qua đường rồi bạn nói rằng “Ồ đó là một chàng trai tốt”
Thử mở rộng góc nhìn ra xem, biết đâu sau đó là 1 dàn camera máy cơ xịn sò đang zoom các góc để lấy nét và chuẩn bị có 1 video về “lòng tốt” ra đời.
+ Bạn thấy 1 Tiktoker mua đồ ăn cho người nghèo ngoài đường và bạn vào like cmt tương tác nhiệt tình “bạn này quá tốt bụng”
Thử mở rộng góc nhìn xem, để có được thước phim chân thực full HD không che chạm tới cảm xúc của bạn thì có phải bạn kia có cả 1 ekip xịn sò canh góc, cắt chỉnh chèn nhạc, hiệu ứng âm thanh, chỉnh màu các kiểu.. và giá 1 bữa ăn đó thu về được vài trăm ngàn người theo dõi rồi giá booking và làm tiếp thị liên kết, giá đi event của bạn đó lên hàng chục hàng trăm triệu thì mấy phần quà nhỏ kia có phải quá hời thay vì phải thuê diễn viên, viết kịch bản và quay phim hông?
+ Bạn thấy một người chôm một món đồ vài trăm ngàn của một cửa hàng nào đó. Rồi bạn đi ngang và bảo “Ồ thứ đồ xấu xa lười biếng thứ cặn bã xã hội” nhưng mở rộng góc nhìn biết đâu vài trăm ngàn đối với họ ngay lúc đó là cách duy nhất họ nghĩ ra được là cứu đói cho người nhà?
+ Bạn thấy một người cư xử nhẹ nhàng lịch sự với bạn, bạn cho rằng họ ngoan ngoãn lịch sự. Nhưng thử nhìn rộng ra có phải là vì bạn liên quan đến quyền lợi nào đó của họ không? nhìn rộng ra xem những người yếu thế khác họ cư xử thế nào?
….
Hành vi của một người ở một thời điểm không thể nói lên bảng chất của cả con người họ. Hành vi bị thôi thúc bởi cảm xúc, suy nghĩ và cả những tác động khách quan bên ngoài. Tính cách con người cũng là thứ có thể thay đổi theo thời gian.
Đa phần chúng ta hay lấy hành vi nhất thời rồi dán nhãn lên nguyên bản chất của một người. Điều này thật không công bằng với người đó và với chính chúng ta.
Với người đó vì họ sẽ bị cái nhãn đó ám ảnh cả thời gian dài.
Với chúng ta thì sẽ gây ra nhiều kỳ vọng, ngộ nhận về tính cách một người. Có thể là vội tin hoặc vội bài xích.
Một ví dụ khác trong giáo dục con cái:
– Một đứa trẻ đánh em chưa chắc là đứa trẻ không biết thương em. Hành vi đến từ cảm xúc tức giận nhưng nhu cầu ẩn phía sau là mong được yêu thương quan tâm nhiều hơn.
– Một đứa con lấy cắp tiền chưa chắc là đứa trẻ không ra gì. Có thể đứa trẻ đang rất cần gì đó nhưng không đủ niềm tin rằng ba mẹ sẽ nghe để nói lời xin t.iền?
– Một thanh thiếu niên có hành vi nổi loạn chưa chắc là đứa không có tương lai. Hay đó đứa trẻ thiếu tình thương đang tìm cách thu hút ánh nhìn của người khác? mong được yêu thương sau vỏ bọc nổi loạn.
Mình nhớ có đọc ở đâu đó trong 1 quyển sách tâm lý có nói thế này: Những cặp Cha mẹ cãi nhau nhiều thường trẻ trong độ tuổi nhỏ sẽ có khuynh hướng tè dầm nhiều và lâu hết hơn. Đó là 1 hành vi vô thức nhằm thu hút sự quan tâm của Cha mẹ tập trung về mình để bớt đi mẫu thuẫn giữa ba mẹ. Vì trẻ còn nhỏ đâu thể can thiệp được, đứa bé chỉ ứng phó trong giới hạn trẻ thơ.
….
Vậy nên
Cái chúng ta cần là không đồng thuận với hành vi sai chứ hông phải hạ bệ một con người.
Cái chúng ta cần là chỉnh sửa hành vi chứ không phải dán nhãn xấu và loại trừ con người.
Phân biệt được hành vi và bản chất cũng giúp ta bớt đi những kỳ vọng không đúng về người xung quanh. Và kỳ vọng không sai thì sẽ không thất vọng và không mất niềm tin.
Từ đó sẽ vui sống ^^.. đúng hơm ạ?
Nguồn hình: Pinterest
…
👉 Ngoài ra, ACE có thể kết nối với Trang tại:
💌Youtube: Lê Mỹ Trang
💌 Facebook: Lê Mỹ Trang
💌 Tiktok: https://www.tiktok.com/@lemytranguyp
💌 Group đồng hành cùng nhau chia sẻ về kiến thức tâm lý, giao tiếp, pp giáo dục tich cực: HIỂU MÌNH HIỂU NGƯỜI SỐNG AN VUI
💌 Nhóm Zalo nội bộ của cộng đồng Hiểu Mình Hiểu Người
💌 Email: lemytrang89@gmail.com