“Khi một người có tổn thương về thể lý như gãy tay, đau bảo tử… thường rất dễ nhận diện và nhanh chóng được mọi người quan tâm hỗ trợ, chăm sóc, chữa lành. Nhưng khi ai đó đang có những rối loạn về mặt tâm lý, đang trầm cảm, rối loạn tâm thần phân cách ranh giới.. thì khó để nhận biết và thấu cảm” – Cô Hoàng Minh Tố Nga
Sáng Chủ Nhật ngày 21/04/2024 tại Trung Tâm Linh Đạo I Nhã Đắc Lộ đã tổ chức chuyên đề “HIỂU ĐÚNG VỀ TÂM BỆNH” với sự trình bày của TS Hoàng Minh Tố Nga – TS Tâm lý trị liệu – ĐH Minnesota.
Sau đây là một số ghi chép từ chuyên đề:
PHẦN 1: TÂM BỆNH TỪ GÓC NHÌN HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
“Chúng ta không bao giờ nói một người gãy chân kiểu “hãy đứng lên mà đi, mạnh mẽ lên nào”. Nhưng chúng ta lại dễ dàng nói với người trầm cảm “mạnh mẽ lên, sao lại yếu đuối vậy” có gì đó bất công ở đây chăng?” – Cô Tố Nga
- Ai cũng có những điều/ dấu hiệu bất thường/lệch chuẩn ở giai đoạn nào đó bất kỳ trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân. Điều đó sẽ là bình thường nếu mọi thứ diễn ra trong một giới hạn thời gian nhất định, nhưng nếu kéo dài quá, buồn hoài, ủ dột mãi, mất hết động lực vượt ra khỏi khung giới hạn thông thường thì đó có thể là dấu hiệu của các chứng rối loạn tâm lý cần chú ý.
- Có rất nhiều dấu hiệu tâm bệnh khác nhau, nhiều bệnh tâm lý khác nhau và rất đa dạng. Như trầm cảm, rối loạn phân cách ranh giới, tâm thần phân liệt, … Chúng ta cần hiểu về tâm bệnh để chậm việc phát xét, nổi giận với người thân, để bao dung hơn. Khi thiếu kiến thức chúng ta dễ gán ghép các bệnh tâm lý với đạo đức, ý chí, niềm tin tôn giáo… Khi không hiểu chúng ta dễ lên án người thân kiểu như “không có đức tin, yếu đuối, không đủ mạnh mẽ…”
- Chức năng sống của con người biểu hiện ở 4 khía cạnh
+ Sức khoẻ thể chất
+ Công việc (khả năng tập trung)
+ Mối quan hệ xã hội
+ Quan hệ với bạn đời (quan hệ tính dục)
- Các mức độ:
+ Người có dấu hiệu lệch chuẩn nhưng chưa ảnh hưởng đến chức năng sống
+ Người có dấu hiệu lệch chuẩn ảnh hưởng chưa nặng đến chức năng sống
+ Người có dấu hiệu lệch chuẩn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng sống
- Câu chuyện về Oma
Oma là một SV quốc tế rất hiền lành cùng sống trong khu ký túc xá với SV đến từ đa quốc gia tại một trường đại học. Oma hiền lành dễ mến đến mức bạn bè mặc định: ai có vấn đề với Oma thì mặc định người sai là người kia chứ không phải Oma. Một ngày nọ, có nhiều vấn đề về an ninh trong khu vực lân cận. Nhiều vụ nổ súng bạo động nổ ra. Nhiều người lên án các người gây ra vụ việc. Oma chỉ lặng im. Sau đó, trong bối cảnh một cuộc nói chuyện riêng với bạn thân, Oma chia sẻ năm 12 tuổi cậu ấy là một người cực kỳ hung hăng dễ gây hấn với bạn bè, thậm chí đánh bố mẹ. Người bạn rất bất ngờ khi nghe thông tin này từ Oma hiền lành.
“Bạn có biết vì sao mình như vậy không?”
“Bố mẹ đưa mình đi khám ở BV và BS phát hiện mình bị tiểu đường mức độ nặng”
Câu chuyện này minh chứng cho việc phía sau những hành vi lệch chuẩn luôn có những lý do ẩn khuất, chúng ta nên chậm việc lên án, và đồng hồ những điều mình chưa thật sự hiểu hết thấy hết.
- Tiếp cận với tâm bệnh cũng có đa góc nhìn và môi góc nhìn lại có những cách giải quyết khác nhau.
+ Góc nhìn y học – đưa người bệnh đến hỗ trợ bởi bác sỹ y khoa
+ Góc nhìn đức tin – đưa người bệnh đến hỗ trợ bởi các tu sỹ tôn giáo
+ Góc nhìn đạo đức – đưa người bệnh đến hỗ trợ bởi các nhà giáo dục (thầy, cô)
+ Góc nhìn tâm lý – đưa người bệnh đến hỗ trợ bởi các chuyên gia tâm lý
VD: một đứa bé có những biểu hiện lệch chuẩn, có người sẽ nói đưa bé đi khám thể chất xem có bị bệnh gì không, có người sẽ nói bé thiếu giáo dục cần đưa dạy dỗ lại, có người nói cần đưa bé vào nhà thờ cho cha dạy đạo, có người nói đưa bé đến chuyên gia tâm lý…
Chúng ta cần có đa góc nhìn cho một vấn đề, mọi yếu tố đều hỗ trợ nâng đỡ qua lại. Không nên chỉ nhìn dưới một góc nhìn duy nhất.
- Góc nhìn của trị liệu hệ thống gia đình: con cái không thể là “sản phẩm” độc lập tự nhiên sinh ra lớn lên và mắc các chứng rối loạn tâm lý. Con cái là sản phẩm của một hệ thống gia đình với các mối quan hệ tương tác qua lại để hình thành nên trẻ.
VD: Từ một người mẹ mắc chứng rối loạn lo âu, tính kiểm soát cao, luôn nghi ngờ không tin tưởng ai, không dám giao việc cho con cái vì sợ con không làm được. Mẹ sẽ làm hết cho an tâm, làm thay con từ những điều nhỏ đến to, quản lý mọi hành vi tác động đến mọi quyết định của trẻ.
Từ đó, đứa trẻ lớn lên không biết làm mọi thứ, không có khả năng ứng với môi trường, trẻ lo lắng vì bản thân không làm được, rồi trẻ lo âu vì những tác động đến mà trẻ không biết cách phản ứng lại. Vì trước đó chưa từng được trải nghiệm: thử và sai để rồi đúng.
- Ai cũng cần có vấn đề để rèn luyện khả năng giải quyết, từ đó tạo ra kỹ năng ứng phó và niềm tin vào bản thân. Trẻ cần trải nghiệm từng bước để thích nghi, làm quen và lớn lên. Nếu không được học, được làm, được sai trẻ mất khả năng ứng phó =>Trẻ “học” được lo âu từ gia đình
Chúng ta cần sự thấu cảm về “nỗi khổ” xuyên thế hệ, những “phiên bản lỗi thời” của hình mẫu giáo dục từ cha mẹ trẻ, tuy là “lỗi thời” nhưng đó là cách cha mẹ trẻ đã dùng để ứng phó và vượt qua để tồn tại qua nhưng giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.
Hình mẫu quen thuộc về con gà và quả trứng, cái nào có trước?
Hình: Internet
- Theo lý thuyết các giai đoạn cuộc đời của nhà tâm lý Erikson: một người sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển tâm lý trong một đời người. Một đứa trẻ cần hoàn thành các nhiệm vụ trong từng giai đoạn để đạt được kỹ năng, niềm tin nhất định. Người mẹ đủ tốt đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ, từ đó trẻ học được mô thức về nhận thức và niềm tin, cảm nhận được nhu cầu của trẻ là chính đáng. Nếu trẻ không được đáp ứng/đáp ứng sai nhu cầu/bị phản ứng tiêu cực về nhu cầu dẫn đến việc trẻ hiểu sai về nhu cầu, cho rằng nhu cầu của mình là không chính đáng, từ đó, không dám thể hiện/thể hiện quá mức nhu cầu…
- Góc chia sẻ thực tế từ cô Tố Nga: có nhiều cha mẹ cho rằng “nếu tôi có vấn đề/cách giáo dục chưa hợp lý thì sao con của tôi chỉ có 1 đứa hư, còn đứa còn lại rất thành công/ngoan”
Có 2 dạng hung (gây hấn):
+ Hung với chính mình: tự hại (tự làm đau bản thân, bỏ bê bản thân, rạch tay chân…)
+ Hung với người: tác động vật lý lên người khác, gây gổ, chửi bới…
Vấn đề được biểu lộ dưới rất nhiều cách thức, không phải lúc nào cũng dễ nhận ra
+ Gây hấn với người khác: soi mói, chửi bới, chế nhạo, chỉ trích, tác động vật lý
+ Tự cao, cho mình là trung tâm và khiêm tốn quá mức – dấu hiệu sự ti về giá trị bản thân
- Trẻ có vấn đề không đơn giản là trẻ đánh người khác và làm ảnh hưởng phiền phức đến gia đình.
- Sự mè nheo có thể là dấu hiệu của sự khao khát sự quan tâm từ người khác.
- Có những rối loạn tâm bệnh của trẻ không thể hỗ trợ nếu không có sự đồng hành của gia đình. “Cha mẹ là người tốt nhất nâng đỡ trẻ trong hành trình chữa trị”
- …
Ghi chép bởi Lê Mỹ Trang