4 SAI LẦM TRONG QUẢN TRỊ CẢM XÚC CÁ NHÂN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Quản trị cảm xúc là điều kiện tiên quyết trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Quản trị cảm xúc tốt giúp chúng ta thăng hoa trong công việc và cả cuộc sống. Sau đây là 4 sai lầm trong việc quản trị cảm xúc cá nhân, bạn có mắc sai lầm nào không?

1. Phớt lờ cảm xúc

Con người chúng ta trong cuộc sống hiện đại thường mải mê chạy theo nhiều thứ hối hả, giây phút dành để tự tìm về chính mình, lắng nghe cơ thể xem bản thân thực sự muốn gì là rất xa xỉ.

Ở một xã hội tiêu dùng như hiện nay, sức mạnh của ngành marketing với những nội dung quảng cáo bóng bẩy dường như ấn định luôn những nhu cầu rập khuôn cho số đông để phục vụ cho việc tiêu thụ càng nhiều hàng hóa càng tốt. Đôi khi thứ chúng ta muốn không phải thứ chúng ta cần.

Và chạy theo những thứ hào nhoáng phù phiếm để làm thành vẻ bề ngoài theo tiêu chuẩn xã hội mà quên rằng khía cạnh tinh thần cũng cần được bồi bổ. Bao lâu chúng ta chưa được “yêu thương thật sự”, bao lâu chúng ta chưa có được “nỗi buồn trong lành” hay dừng lại để lắng nghe cơ thể đang có cảm xúc gì?

2. Phủ định cảm xúc

Một số tiêu chuẩn của xã hội và những thông điệp ra rả bên tai chúng ta hàng ngày: “phải luôn giữ mình vui tươi năng động” “hãy luôn mỉm cười” “phải luôn vui vẻ tràn đầy năng lượng mới có người yêu quý“.. thế ra, chỉ có cảm xúc tích cực mới được chào đón sao? từ những sai lệch đó chúng ta thường luôn tự nhủ “tôi ổn, tôi không sao” trong khi bản thân đang rất “có sao”.

Mỗi cảm xúc đều có giá trị riêng của nó. Nếu không có cảm xúc bất bình xã hội này sẽ ra sao khi ai ai cũng dửng dưng với tội ác? Nếu không có cảm xúc ghen tuông làm sao ta nhận ra mình đang thiếu gì đó để phấn đấu? Nếu không có cảm xúc buồn làm sao ta có thời gian lắng lòng, tự vấn và bước tiếp để tránh những đau thương tệ hơn chuyện vừa qua?

3. Dồn nén cảm xúc

Cũng xuất phát từ những quan niệm sai lệch như trên, nhiều người đã không dám sống thật với cảm xúc của mình. Họ chọn cách quản lý cảm xúc bàng việc luôn trưng ra những cảm xúc cho vừa lòng người xung quanh.

Những cảm xúc tiêu cực bị dồn, nén, nuốt, nín, nhịn… và bạn có biết cảm xúc không tự sinh ra và nó cũng không tự mất đi. Mọi cảm xúc đều có ý nghĩa khi nó xuất hiện. Nên việc dồn nén cảm xúc sẽ dẫn tơi vô thức phải chứa đầy những cảm xúc tiêu cực. Nó thôi thúc trở thành một dạng năng lượng ngầm.. như quả bom chờ ngày phát nổ.

Để hiểu hơn về cấu trúc tâm lý các bạn có thể xem thêm video tại đây.

4. Bùng nổ cảm xúc

Có những người khi có cảm xúc vượt ngưỡng lại chọn cách để cảm xúc bùng nổ một cách tự do hoặc chính họ cũng không được học về quản lý cảm xúc đúng mực, dần dà trở thành nô lệ cảm xúc. Các mối quan hệ bị đổ vỡ, chất lượng đời sống xa sút.

Cảm xúc có sức mạnh như một trái bom nếu như tích tụ đủ năng lượng thì cách bùng nổ rất khủng khiếp: sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu, stress, trầm cảm… dẫn đến những hành động tự hại chính mình và người xung quanh.

….

Cảm xúc là món quà mang những thông điệp riêng chúng ta không thể chỉ chọn nghe những tin chúng ta thích được. Như vậy, không phải là quản lý cảm xúc.

Quản trị cảm xúc cá nhân là sự quản lý điều tiết cả xúc để cân bằng cảm xúc tích cực lẫn tích cực, để tránh những hành vi quá độ khi bộc phát cảm xúc vượt ngưỡng chứ không phải là triệt tiêu cảm xúc tiêu cực.

Và đó là 4 sai lầm trong việc quản lý cảm xúc cá nhân, bạn có thấy chính mình trong đó?

4 Trả lời “4 SAI LẦM TRONG QUẢN TRỊ CẢM XÚC CÁ NHÂN”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn