CÔ GIÁO C.ẮT TÓC CỦA HỌC SINH TRÊN BỤC GIẢNG!!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Mình hông phải người trong cuộc nên hông biết chi tiết ngoài clip thì còn những góc khuất nào hông, mối quan hệ thực hư của cô – trò đó thế nào? Nhưng góc nhìn cá nhân qua thông tin mình xem được trên truyền thông (mình đã coi đi coi lại đoạn clip) thì có vài ý kiến.

1. XÚC PHẠM DANH DỰ NGƯỜI KHÁC NHÂN DANH GIÁO DỤC LÀ PHẢN GIÁO DỤC

Mình hông ủng hộ việc xúc phạm danh dự của người khác nhân danh giáo dục. Ngay cả tội phạm còn có quyền được giữ im lặng trước khi có luật sư riêng. Còn việc học sinh làm trái nội quy thì cứ theo nội quy xử lý. Trong nội quy có điều nào quy định cô giáo được cắt tóc và bêu xấu học trò trước tập thể không? ai cho? cô quyền gì?

2. GIÁO DỤC ĐI TỪ CỐT LÕI CHỨ ĐỪNG ĐI TỪ HÌNH THỨC

Mình thấy mọi người thay vì giáo dục nhân cách từ bên trong thì lại tập trung vào bề ngoài nhiều quá. Mình đã từng chứng kiến câu chuyện 2 bé HS rất ngoan hiền tóc không nhuộm, đi học luôn ngồi bàn đầu ko nói chuyện hay làm gì gọi là “cá biệt” nhưng sau đó thì xài ma t.uý và chặn xe người đi đừng c.hém người c.ướp của. Nạn nhân là 1 bà bầu gần sanh! Tất nhiên mọi thứ đều có nguyên nhân chứ lỗi không thể đổ cho 2 bé đó hoàn toàn. Cơ mà đó, hình thức đâu quyết định hết nhân cách bên trong?

3. CHA MẸ NÊN LÀ ĐIỂM TỰA CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Mình cảm thấy rùng mình sợ hãi khi 1 số phụ huynh cmt phía dưới clip kiểu: “cô cắt là đúng, bênh cô thì tự đem về mà dạy, nào là mẹ thiên hạ. Làm xấu mặt gia đình gặp tôi tôi đánh thêm”. U là trời 1 màu tóc là xấu mặt gia đình??? cha mẹ không là chỗ dựa vững chãi để cho người khác xúc phạm danh dự con cái mình, thử hỏi đứa trẻ biết tin vào ai? Dù đúng dù sai, cốt lõi làm cho trẻ hiểu vì sao cấm? chứ ko phải đơn giản áp đặt kiểu “đó là quy định phải làm theo, miễn hỏi”. Cho dù trẻ làm sai thì cũng nên tìm hiểu nguyên nhân, nghe con giải thích, cùng con vượt qua chứ không phải khi nào trẻ làm vẻ vang gia đình thì: “cục vàng của mẹ” còn trẻ sai thì: “mày không phải con tao” Ủa alo, cha mẹ gì kỳ vậy?

4. SỰ KHÁC BIỆT MỚI TẠO NÊN SỰ ĐA DẠNG THÚ VỊ TRONG CUỘC SỐNG

Cá nhân mình không kỳ thị nhuộm tóc, x.ăm mình, xỏ khuyên, sơn móng… mình quan trọng hơn sự tử tế cái tâm từ trong chứ ko phải kiểu hình thức bên ngoài. Mỗi người mỗi vẻ, có bạn hợp với màu đen có bạn tự tin hơn với màu vàng, xanh, đỏ… quan trọng cái bạn làm đầu tiên nên chú ý sức khoẻ bản thân sau là nó có đến nỗi tác động xấu xí lên người khác kiểu như làm hại người khác không? còn không thì cũng cần cân nhắc trong các quy định. Mình có nhiều học trò bên ngoài hầm hố nhưng bên trong rất đáng yêu. Đi dạy nhìn cái lớp cũng sinh động hẳn. Ngày nay chúng ta đang cỗ vũ tôn trọng sự khác biệt mà, sao lại cổ xuý giáo dục theo kiểu gà công nghiệp nhỉ? Cá nhân mình rất thích nhuộm tóc xanh đỏ, nhìn vui phết.. nhưng tiết chế lại để ko ảnh hưởng sức khoẻ thôi.

5. GIÁO DỤC TỐT CẦN SỰ BAO DUNG HƠN LÀ ÁP ĐẶT

Mình không thích kiểu của cô giáo này cứ nạt ngang khi học sinh đang giải thích rất lễ độ, còn cầm cái k.éo nh.ọn dứ dứ vào mặt trò “Đó là việc của em, 1 cọng tôi cũng cắt”. Nếu cô đã không quan tâm đến câu chuyện của trò thì sao trò phải nghe lời cô?Chính sự giáo dục sai lệch cho rằng người lớn, thầy cô thì luôn luôn đúng, đúng thì nhận còn sai thì cấm cãi nên XH này đã có nhiều vụ án thương tâm như b.ạo h.ành, x.âm h.ại t.ình d.ục trẻ em, b.ắt n.ạt… nhưng đứa nhỏ không dám lên tiếng vì từ nhỏ bị triệt tiêu khả năng phản kháng, phản biện. Có thể cô giáo kia cũng cần chữa lành những tổn thương tâm lý cô đang mang nên cô mới có cách hành xử như vậy chăng? hay cô đã thừa hưởng 1 nền giáo dục quá khắt khe 1 chiều và cô là sản phẩm sao y bản chính chuẩn chỉnh?

Trong chương trình đào tạo sư phạm chắc là có học về tâm lý lứa tuổi chứ nhỉ?

Cô giáo này nên học lại về quản lý cảm xúc.

….Những người mình tôn kính là những người thầy khiêm tốn và bao dung hơn là những người khắt khe và áp đặt. ….

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn