LÀM TỪ THIỆN/ THIỆN NGUYỆN/ BÁC ÁI ĐỂ LÀM GÌ?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Tất nhiên câu trả lời sẽ là: “Để giúp đỡ người khó khăn?“Để lan tỏa giá trị đẹp cho đời”. Hỏi gì kỳ vậy? Nhưng ngoài việc “Giúp người giúp đời” làm từ thiện/thiện nguyện/bác ái có phải chỉ là 1 chiều ý nghĩa như thế?

Hơn nửa cuộc đời đi cũng hơi nhiều tham gia cũng nhiều. Từ năm 17 18 mình đã tuổi chập chững vào các hội nhóm đoàn thể xa gần rong ruổi các hoạt động thiện nguyện, bác ái từ thiện. Nhiều lần với vai trò người trong cuộc và cả người quan sát, ngâm cứu. Mình nhận ra được vài lý do.

1. Để trục lợi bản thân/nhóm – loại này đáng lên án nhất và rất tinh vi

Ai cũng có 1 trái tim mềm cho dù là người sắt đá tới đâu, vì thế khi trưng ra những hình ảnh đau thương thiếu thốn rất dễ tác động tới tâm lý người khác. Nhiều người sẵn sàng đóng góp từ ít tới nhiều có khi vì thực tâm có khi vì sỹ diện, có khi vì day dứt khi thấy bản thân rơi vào tình huống “ông người giàu và anh Ladaro nghèo” trong Kinh Thánh * (sợ bị quở phạt khi ko giúp người nghèo).

Và tâm lý đã góp tiền từ thiện thì ít ai đi hỏi khoản tiền đó có được chi đúng ko? dùng như thế nào? các khoản có được tổng kết minh bạch không? tâm lý người ta thường phó thác hay cũng nghĩ “mình góp có nhiêu đâu”. Và đó là kẽ hở rất lớn cho những người coi “từ thiện là miếng ăn béo bở”.

Họ sẽ dùng 1 phần nhỏ để mua quà bánh rồi kiếm những phó nháy chuyên nghiệp bắt góc thật thương tâm. Sau những tấm hình/video lấy đi nước mắt là xóa trắng luôn những “ậm ờ” phía sau.Đâu đó, chúng ta sẽ thấy họ sống rất khỏe vừa được khen tốt vừa có tiền “bỏ túi”. Thường thì mí người này xây dựng hình ảnh bản thân rất siêu, và tinh vi. Mỗi đợt kêu gọi họ sẽ “ăn có chừng mực” và thông báo “không nhận nữa” khi thấy đủ hòm hòm để tránh phát hiện.

2. Để đánh bóng bản thân – cũng một dạng win win trong hợp tác kinh doanh

Họ sẽ dùng tiền quyên góp hay tiền của chính họ để cho đi rồi thu về những hình ảnh xây dựng thương hiệu bản thân. Tất nhiên việc tham gia các hoạt động xã hội và đưa về vài tấm hình thì chả có gì sai. Vì đó cũng là cách lan tỏa những giá trị. Tuy nhiên những ai thuộc dạng 2, họ rất ngại lăn xả tìm đối tượng cần giúp thật mà chỉ “kiếm đại chỗ nào nghèo nghèo đưa cục tiền với tấm bảng tới chụp cái hình về báo cáo cho có là được rồi, đi chi xa xôi mệt lắm”

Họ cũng không quan tâm số tiền, quà có thực sự đến đúng người nhận hay lại rơi vào đối tượng khác. Vì họ cho rằng đó là khoản tiền giúp ho mua lại công cụ PR nên cái họ nhận về đúng mục tiêu ban đầu là sự ghi nhận bằng giấy khen, bằng cấp, hình ảnh là đủ rồi.Đó là kẽ hở cho một số cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm nhưng thực chất là 1 hình thức kinh doanh trá hình trên thân phận người nghèo, người khuyết tật ớ.

3. Để quên đi thực tại – 1 dạng bị tổn thương tâm lý

Một số người có quá khứ bị bỏ rơi, bị bạo hành.. họ lớn lên với niềm tin sai lệch về giá trị bản thân. Loay hoay không biết mình là ai? giá trị của mình ở đâu. Cũng có 1 số người lệch lạc theo kiểu tự cho mình là toàn năng là kẻ “giải cứu thế giới”.

Vì chưa hiểu đúng giá trị bản thân nên họ lao vào các hoạt động từ thiện bác ái thiện nguyện với một tâm thế: phải làm như thế tôi mới cảm thấy bản thân có giá trị. Giá trị của tôi chỉ được khẳng định khi tôi ban phát cho đi. Để thấy bản thân luôn đứng trên người khác, luôn thấy người khác giơ tay ra xin mình. Trong tâm lý người ta gọi là: “tâm lý bị thao túng bởi super ego”. 

Tất nhiên, làm việc tốt ở một chừng mực nhất định là tốt. Nhưng nếu bản thân còn chông chênh, chưa thật sự an yên suốt ngày phải đi tìm quên trong các hoạt động XH để thấy bản thân có giá trị. Nếu trong cách đối xử “trong bóng tối” và “ngoài ánh sáng” có nhiều mặt đối lập thì đó cũng là 1 dạng bệnh tâm lý.

4. Để giúp ích cho người và cho đời thật sự

Những người ở dạng này khi tham gia các hoạt động thiện nguyện bác ái từ thiện họ không đơn giản chỉ là bỏ tiền cho có hay tham gia cho vui.

– Họ sẽ để tâm tìm ra ai là đối tượng cần giúp thật.

– Giúp cách nào để tốt cho đối tượng đó thật? Ví dụ: cứ nói tới từ thiện người ta nghĩ ngay tới mì gói nhưng đâu phải nơi nào cũng cần mì gói.

– Giúp cách nào để người cần nhận sẽ nhận được chứ không rơi vào tay người khác

– Sự trăn trở làm thế nào để người ta no dài lâu chứ không phải chỉ dừng lại ở ổ bánh ì, bữa cơm no rồi lại đói?

….

Người ở dạng 4 đôi khi không phải người quá giàu về vật chất nhưng họ giàu về tâm huyết.Và người dạng 4 họ thường có 1 cuộc sống quân bình về tinh thần và vật chất (đủ chứ không phải giàu nhé).

Vì theo góc độ tâm lý mình học thì một người không thể cho người khác cái họ chưa từng được nhận.Ví dụ: tâm bạn chưa an, lòng bạn chưa ổn thì sao bạn nói bạn đem niềm vui bình an cho người khác?

Cộng Đồng

👉 Ngoài ra, ACE có thể kết nối với Trang tại:

💌Youtube: Lê Mỹ Trang

💌 Facebook: Lê Mỹ Trang

💌 Tiktok: Lê Mỹ Trang

💌 Group FACEBOOK đồng hành cùng nhau chia sẻ về kiến thức tâm lý, giao tiếp, pp giáo dục tich cực: Hiểu Mình Hiểu Người Sống An Vui

💌 Nhóm Zalo nội bộ của cộng đồng Hiểu Mình Hiểu Người: TẠI ĐÂY

💌 Email: lemytrang89@gmail.com

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn