“Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”. – Les Brown
Ngồi lướt Tiktok chọn chủ đề tâm lý, mình thấy được vài kênh của vài người làm về mảng tâm lý, một cái mình thấy hơi quan ngại 1 chút đó là họ đưa các bài test tâm lý cho khán giả làm công khai và đưa ra giải thích kết luận rất nhanh gọn: chỉ vài phút @@. Điều này làm mình ưu tư. Mình có vài lưu ý nhỏ dành cho các bạn:
1. Một vài phút của một video online không đủ để kết luận tình trạng tâm thần của bất kỳ ai
Không thể đánh giá tình trạng sức khoẻ của bất kỳ ai, kiểu “nhìn mặt bắt hình dong” hay đưa ra kết luận: “Ồ bạn bị rối loạn lo âu, bạn bị sang chấn tâm lý, bạn bị rối loạn lưỡng cực, bạn bị tâm thần phân liệt..” chỉ dựa vào hành vi nhất thời tại một thời điểm được.=> Để đánh giá tình trạng tâm thần ban đầu, mình nhớ các chuyên gia tham vấn cũng cần ít nhất 1 phiên 90 phút để trò chuyện, lắng nghe câu chuyện, cho thân chủ làm test khám phá bản thân, các đo lường chỉ số sống (kết hợp y khoa).
Vì các dấu hiệu của một người đang trong những bối cảnh bất lợi nào đó nhất thời nào đó cũng có thể khá giống các bệnh nhân có các rối loạn tâm thần. Nên nếu không hiểu được toàn diện một người thì các kết luận không thể chính xác được.
2. Các bài test tâm lý chỉ phát huy đúng tác dụng khi được làm trong các bối cảnh đúng, có sự giám sát của người có chuyên môn
Mình thấy nhiều người làm nội dung, cắt 1 bức hình test phóng chiếu vết mực loang đâu đó cho khán giả coi rồi kết luận cái bụp, ai thấy abc là bị thần kinh @@. Hay cho dù bài test vài câu dài hơn cũng không đủ để kết luận.
Những bài test phải được cân nhắc dùng cho đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng cách theo hướng dẫn diễn giải của chuyên gia chứ không thể đem ra làm kiểu vô thưởng vô phạt được. Những kết luận thiếu căn cứ sẽ làm người khác hoang mang và đôi khi còn mang tính dán nhãn (kiểu như ám thị) rất là không nên.
3. Ngay cả bác sỹ tâm thần được đào tạo chính quy mà không có đủ thời gian hay nghiêm túc trong thăm khám chẩn đoán vẫn có thể có những kết luận sai lệch về tình trạng bệnh của bệnh nhân thân thần.
Ví dụ: kết luận sai bệnh, kết luận đúng bệnh nhưng sai mức độ, v..v..Mình cũng từng chứng kiến các nhà tham vấn trị liệu có tâm đã tiếp nhận và chẩn đoán lại những ca chẩn bệnh sai, ẩu từ bác sỹ tâm thần trong các BV lớn nhất nhì nước. Bác sỹ còn thế huống chi là việc không hề gặp thân chủ mà đưa ra phán đoán online qua Tiktok thì hông nên tẹo nào.
4. Mình hiểu nhu cầu tìm hiểu khám phá bản thân ai cũng có. Nhưng bạn cần cẩn trọng.
Đừng vì tò mò mà bạn mong muốn đi tắt hiểu vội qua những clip ngắn ngủi, người làm nội dung dò trúng thị hiếu với content sơ sài chỉ để viral. Mấy cái video test công cộng đó chỉ nghe cho vui như 1 nguồn tham khảo 1 gợi ý nếu có hứng thì bạn tập trung nghiên cứu sâu vào, chứ đừng tin sái cổ kiểu: “ồ vậy là mình rối loạn lưỡng cực hả? ồ vậy mình bị sang chấn tâm lý? mình bị rối loạn nhân cách tránh né?”
Với mình người làm tham vấn trị liệu cũng quan trọng như là bác sỹ y khoa, nếu chẩn đoán sai, đề ra hướng hỗ trợ bệnh nhân sai thì rất nguy hiểm. Tinh thần hay thể chất là 2 mặt cực quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người. Khuyết đi mặt nào con người cũng không bình ổn được.Chúc mọi người vui khoẻ và khôn ngoan!
👉 Nếu thấy nội dung chia sẻ hữu ích, nhờ ACE nhấn nút like để theo thuật toán của Youtube có nhiều người cùng biết đến.
👉 Nếu thấy nội dung chia sẻ hữu ích, ACE cân nhắc việc đóng góp để cùng Trang phát triển kênh, 👉 👉 Ngoài ra, ACE có thể kết nối với Trang tại:
💌Youtube: Lê Mỹ Trang
💌 Tiktok: Lê Mỹ Trang
💌 Fanpage: Lê Mỹ Trang UYP
💌 Group FACEBOOK đồng hành cùng nhau chia sẻ về kiến thức tâm lý, giao tiếp, pp giáo dục tich cực: Hiểu Mình Hiểu Người Sống An Vui
💌 Nhóm Zalo nội bộ của cộng đồng Hiểu Mình Hiểu Người: TẠI ĐÂY
💌 Email: lemytrang89@gmail.com
2 Trả lời “MỘT VÀI LƯU Ý VỀ CÁC BÀI TEST TÂM LÝ”
Học tham gia, chua sẻ và đặc biệt biết mình
vâng cảm ơn bạn nhé