BẬT MÍ 4 LÝ DO KHIẾN BẠN KHÓ NÓI LỜI TỪ CHỐI

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Khi bạn nói CÓ với ai cũng là lúc bạn nói KHÔNG với chính mình”. Nếu sau mỗi lần giúp đỡ ai đó, bạn cảm thấy mệt mỏi uể oải và tinh thần không thoải mái. Đó là dấu hiệu bạn đang quá tải, hãy học cách nói lời từ chối và dừng lại.

Chúng ta cùng nhau điểm qua một số tình huống và xem xét xem có hình ảnh nào quen thuộc của bạn trong đó không?

  • Sắp đến giờ tan làm, sếp đưa cho bạn xấp giấy tờ và yêu cầu bạn hoàn thành nó nhanh trong 1 giờ nữa. Mặc dù bạn phải đi đón con mình nhưng lại sợ phật lòng sếp nên đành nhờ người khác đón con và ngồi lại làm.
  • Chị em trong nhà ngỏ ý cuối tuần đến nhà bạn nấu ăn và tụ tập vui chơi. Bạn đã rất mệt với 1 tuần làm việc, chỉ muốn 2 ngày cuối tuần được nghỉ ngơi, thư giãn trong yên lặng nhưng lại không dám từ chối vì sợ người khác đánh giá bản thân không hiếu khách.
  • Đồng nghiệp nhờ bạn chở về nhà vì xe cô ta bị hỏng. Mặc dù không thích và cũng không thân thiết nhưng bạn cảm thấy có lỗi nếu từ chối.
  • Con cái đòi bạn mua cho món đồ chơi mới dù vượt quá khả năng của bạn nhưng sợ con buồn nên bạn cố gắng mua để rồi sau đó thâm hụt ngân sách tiêu của tháng và phải vay mượn.
  • Họ hàng thường xuyên hỏi mượn tiền bạn. Nếu bạn không cho họ mượn họ sẽ nói xấu bạn và làm khó dễ bạn, vì thế mỗi lần họ mượn bạn phải bấm bụng đưa tiền dù sau đó là chửi bới nguyền rủa họ.
  • Bạn thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, sau đó đăng hình ảnh lên mạng xã hội và nhận được nhiều lời tán thưởng, nhiều sự hâm mộ từ bạn bè. Trang cá nhân của bạn cũng tăng thêm nhiều tương tác. Bạn trở thành “con nghiện” của các hoạt động xã hội. Có nhiều khi bạn cảm thấy mệt mỏi rã rời sau những hoạt động từ thiện nhưng cảm thấy nếu dừng lại thì sẽ không được người khác mến mộ nữa.
  • ….

Giúp đỡ người khác là việc nên làm. Tuy nhiên, mọi thứ đều có chừng mực nhất định, con người cũng là một nguồn lực có hạn. Nếu bạn không còn cảm thấy vui trong các sự cho đi của mình, nếu bạn cảm thấy bất an mệt mỏi kiệt quệ về mọi mặt sau khi hoàn thành việc giúp đỡ ai đó.. Nhiều lần bạn muốn từ chối nhưng rồi lại không làm được. Trong bài viết này sẽ bật mí 4 lý do khiến bạn khó nói không với người khác.

Lý do 1: Bạn có những nhận thức sai lệch về cuộc sống

Theo cách tiếp cận của thuyết tâm lý học hành vi, chúng ta có thể lý giải về những người khó nói không với người khác vì bản thân họ đã hình thành những nhận thức sai lệch hay còn gọi là lỗi nhận thức. Những người này từ nhỏ đã được dạy: “con không được nói không, phải luôn nói có, nói không là ích kỉ xấu xa. Con phải sống sao để mọi người hài lòng vui vẻ thì con mới được yêu thương”. Từ đó, đứa trẻ năm xưa lớn lên trong gia đình độc hại với sự nhận thức: nếu từ chối sẽ không còn được yêu thương, được mến mộ, được kính trọng nữa. Người khác sẽ không coi họ ra gì nếu họ không giúp đỡ người khác. Sống là phải làm hài lòng tất cả mọi người.

Lý do 2: Bạn đã phải lớn lên trong môi trường không có quyền từ chối từ nhỏ

Góc tiếp cận thứ 2 theo nửa phần còn lại theo thuyết hành vi, đó là hành vi từ chối đã không được cha mẹ/người nuôi dưỡng dạy cho cách nói không. Những đứa trẻ từ bé đã được dạy luôn phải làm theo những hành vi của người lớn. Nếu làm trái lời là không ngoan và sẽ bị trừng phạt. Những hệ quả được thực thi ngay khi đứa trẻ không vâng lời, dám đưa ra sự chọn lựa khác ngoài yếu tố đã được xếp đặt. Từ đó, những hành vi luôn luôn nói có bất chấp mọi hoàn cảnh được xác lập. Đứa trẻ lớn lên không dám nói lên chính kiến, không dám nói không để bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Lý do 3: Bạn có nhiều tổn thương thơ ấu khiến cho việc hình thành niềm tin vảo bản thân bị lệch lạc

Xét theo góc độ phân tâm học, niềm tin vào bản thân khi trưởng thành bị ảnh hưởng rất nhiều về trải nghiệm trong quá khứ. Những tổn thương thờ thơ ấu khiến đứa trẻ nội tâm hóa và hình thành niềm tin lệch lạc vào giá trị bản thân. Những người trưởng thành mang theo những tổn thương chưa được chữa lành thường không phân định được đâu là giá trị thực của bản thân, đâu là những hư vinh bên ngoài. Khi làm việc tốt, khi hoàn thành việc người khác nhờ vả và nhận lại những lời khen, lời tán thưởng và chúng ta lầm tưởng giá trị bản thân nằm ở những lời có cánh đó. Và lao vào như con nghiện trong việc thực thi những lời nhờ vả của người khác đến mức bỏ quên nhu cầu bản thân.

Lý do 4: Bạn chưa có được sự độc lập, vẫn đang lệ thuộc trong vài mối quan hệ

Lý do này tiếp cận dưới góc nhìn trực diện. Đơn giản vì bạn đang lệ thuộc vào ai đó trong mối quan hệ nào đó. Đối phương là người đem lại những lợi ích trực tiếp cho bạn. Cuộc sống của bạn sẽ ít nhiều gặp bất lợi nếu thiếu đi sự kết nối kia. Vì thế bạn không muốn làm mất lòng họ. Bất cứ yêu cầu nào họ đưa ra dù muốn dù không bạn cũng gồng mình để thực hiện. Tất cả vì sự lệ thuộc bám dính đó.

Xét một góc rộng thì đây cũng là một dạng thiếu tự tin. Chúng ta dù là ai đi nữa cũng sẽ ở trong một vài mối quan hệ có ràng buộc ít nhiều ở các khía cạnh. Tuy nhiên, nếu đủ tự tin vào bản thân chúng ta vẫn sẽ xác lập được những ranh giới rõ ràng cho hành động của mình.

Hãy học cách nói không. Đừng để miệng của bạn chất oằn lưng bạn

Learn how to say no. Don’t let your mouth overload your back Jim Rohn

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn