TRẢI NGHIỆM TU THIỀN VIPASSANA CÙNG THIỀN SƯ THÍCH MINH NIỆM – P5

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Thật may mắn cho tôi, khi là một người Công giáo nhưng lại có cơ hội thực hành tu thiền Vipassana cùng thiền sư Thích Minh Niệm – một trong những vị thiền sư đáng kính và nổi tiếng của Phật giáo. Chúng tôi đã có 6 ngày trải nghiệm vô cùng bổ ích, tạm buông bỏ những chộn rộn của cuộc sống đời thường để trở về miền tỉnh thức.

Dành cho bạn nào chưa biết lý do vì sao mình lại có mặt trong khoá tu này, khoá tu này có gì đặc biệt mà không phải ai cũng tham gia được, đến với khoá tu là cả một duyên lành và sự nỗ lực để vượt qua các vòng phỏng vấn từ thầy Minh Niệm qua nhiều hình thức đó ạ. Chi tiết mời bạn đọc lại phần 1phần 2phần 3 , phần 4 trước nhé. Trong phần 5 này mình chia sẻ lại những trải nghiệm về hành thiền.

Trong 6 ngày tu tập cùng đoàn thể mình đã cùng trải qua với mọi người nhiều hoạt động: leo đồi, làm bếp. làm vườn. nghe pháp thoại, sinh hoạt văn nghệ, ăn trong chánh niệm … và hoạt động chính không thể không nhắc tới đó chính là hành thiền.

Người hướng dẫn khóa trải nghiệm chính là thiền sư Minh Niệm, người đã có kinh nghiệm dày dặn trong việc hành thiền và cũng nổi tiếng với việc tu bụi ở các tiểu bang của Mỹ. Chính thầy đã hướng dẫn đoàn thể 3 hình thức thiền khác nhau: thiền ngồi, thiền hành (khác với hành thiền nhé, hành thiền là hoạt động thiền nói chung), và thiền buông lơi.

2. Thiền tọa – thiền ngồi

Đây là tư thế thiền phổ biến nhất chúng ta thường bắt gặp nơi hình ảnh các tu sĩ Phật giáo hay những người tập bộ môn Yoga.

Mọi người được yêu cầu ngồi thẳng lưng trên bồ đoàn của mình. (Dành cho bạn nào chưa biết bồ đoàn thì đó là 1 dạng gối tròn dành cho hoạt động ngồi thiền, có ruột làm từ vỏ đậu xanh). Không cần ngồi hết trên bồ đoàn mà chỉ ngồi khoảng 1/3 của chiếc bồ đoàn. Chân vào tư thế kiết già dành cho người đã quen và tư thế chân trên chân dưới dành cho người mới. Đầu vai lưng trên 1 đường thẳng. Buông lỏng vai. Hai bàn tay ngửa đặt trên đùi. Có thể hai bàn tay bắt ấn (ngón cái và ngón trò chạm nhẹ vào nhau hoặc ngón cái và ngón giữa chạm nhẹ vào nhau), kiểu 2 ngón tay chạm vừa nhẹ đủ cho 1 tờ giấy mỏng luồn qua được chứ không phải ấn chặt hoặc hay tay lồng vào nhau như hình dưới đều được. Mặt thẳng, ánh mắt nhìn xuống khép nhẹ hoặc mở nhỏ, khuôn miệng mỉm cười nhẹ kiểu hoa đàm tiếu.

Hình minh họa: một số dụng cụ hỗ trợ thiền tọa, mà mình thấy chỉ cái gối bồ đoàn là đủ

Tập trung vào hơi thở và đưa ý thức quay về với thực tại với chính bản thân. Chúng ta giới hạn ánh nhìn của mình xuống khoảng 0.5m trước mặt hoặc khép nhẹ lại cũng là cách giúp ta không lao xao. Ý thức cơ thể mình phồng lên xép xuống theo từng hơi thở. Cố gắng hít sâu vào thở chậm. Buông lơi hết các suy nghĩ lao xao chỉ tập trung vào cơ thể hiện tại: đang ở đây, lúc này trong chính tôi. Sau khi hít thở và tập trung quen, chúng ta bắt đầu tập trung vào lắng nghe những âm thanh xung quanh có thực: tiếng chim, tiếng gió, tiếng xe, tiếng lá cây xào xạc, … nên tập từ chút 1 đưa cơ thể tập trung hết vào thực tại… từng chút từng chút cảm nhận mọi vật xung quanh qua các giác quan.

Nơi chúng tôi thường ngồi thiền củng nhau là ngọn đồi thấp phóng tầm nhìn bao quát xung quanh là may trời là cây cối là xa xa vào ngôi nhà nhỏ lâu lâu có vài làn sương mờ vắng ngang, cách xa hoàn toàn cuộc sống phố thị lao xao bon chen.. nên rất dễ cho lòng mở ra và lắng lại.

Tất nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công trong những lần thiền đầu tiên. Có người ngồi được 3 phút 5 phút đã thấy ngứa ngáy chân tay, buồn ngủ hoặc tâm trí lại lạc trôi đi qua những ý nghĩ mưu sinh lo toan bộn bề đời thường. Điều đó hết sức bình thường vì chúng ta không phải những bậc tu hành, chúng ta còn trách nhiệm với cuộc sống cá nhân và gia đình. Nhận ra ý nghĩ mính đang trôi đi và từ từ đưa ý thức trở về. Dần dà và liên tục thực hành các bạn sẽ quen được.

Thông thường trong 1 ngày chúng tôi sẽ có giờ ngồi thiền buổi sáng với thầy và đại chúng tại chỗ cũng như ngày 3-5 thì kết hợp với đại chúng online (qua Zoom). Buổi sáng thường là thiền tọa vì vị trí ngồi trên đồi không đủ chỗ để thực hiện hai loại còn lại.

2. Thiền hành – thiền đi

Bênh cạnh việc ngồi thiền, thầy Minh Niệm hướng dẫn chúng tôi phương pháp thiền hành – thiền đi. Thầy bảo: “Ngồi lâu quá một chỗ cũng không tốt, chúng ta nên kết hợp thiền đi 30 phút – thiền ngồi 30 phút”

Thiền đi là tập thiền định trong từng bước chân, đi mà không cần tới, không màng đích đến, không tranh nhanh chậm. Không gian thực hành thiền đi chỉ cần 1 nơi văng vẻ (để hoạt động tránh ảnh hưởng đến người khác) từ 2-3m dài. Chúng ta đứng thẳng người, hai tay đan lại theo hướng ngửa lòng bàn tay từ ngoài trái phải đan lại, đầu ngón cái hai bàn tay chạm vào nhau. Đan tay từ ngực và thả lỏng xuống bụng, việc đan tay này này giúp bạn định tâm tốt hơn khi bước đi.

Phương pháp bước đi: chia mỗi lần bước thành 3 giai đoạn lớn: nhấc chân lên, đưa chân tới và hạ chân xuông. Khi nhấc chân cao 25-35 cm, đừng đưa qua thấp. Tập chậm hết mức có thể trong từng giai đoạn, đưa ý thức vào từng bước chân. Sau đó, chia nhỏ từng giai đoạn lớn thành 3 giai đoạn nhỏ:

+ Đưa chân lên: tôi chuẩn bị đưa chân lên, tôi đang đưa chân lên, đã đưa chân lên xong

+ Đưa chân tới: chuẩn bị đưa chân tới, đang đưa chân tơi và đưa chân tới xong

+ Hạ chân xuống: tôi chuẩn bị hạ chân xuống, đang hạ chân xuống, hạ chân xuống xong

Tổng cộng chia thành 9 giai đoạn nhỏ trong 1 bước chân đưa lên hạ xuống.

Tạm quên mọi thứ xung quanh, ánh mắt nhìn xuống, miệng tươi không hé răng và dồn toàn ý thức vào từng giai đoạn nhỏ trong từng bước chân. Bước tới trong giới hạn 2-3m rồi đứng lại 1 chút lắng lòng và quay lại hành trình. Một phiên thiền đi khoảng 30 phút.

Với những người trong cuộc sống hiện đại việc thiền đi tưởng chừng dễ nhưng thật ra rất khó, chúng ta thường quên rằng hạnh phúc là ở hành trình không phải ở đích đến.

Buổi tối sau khi dùng cơm chiều, chúng tôi sẽ thực hành thiền hành 30 phúc tại sân chung trong sự tĩnh lặng của màn đêm, dưới ánh đèn vàng leo lét từ các phòng tỏa ra và cả hơi sương của núi đồi.

3. Thiền buông lơi – thiền nằm

Trong ba dạng thiền, mình thích nhất là thiền buông lơi vì nó… dễ :)). Thiền buông lơi thường sẽ được đoàn thể tự tập tại phòng trước lúc đi ngủ hoặc khi sinh hoạt tự do, hoặc sau những môn thể thao như đá cầu, yoga, …

Bạn chỉ việc nằm buông xuôi – tư thế trong yoga gọi là xác tư thế xác chết. Hai chân dang rộng bằng vai, hai tay xuôi theo thân thoải mái, lòng bàn tay ngửa. Thả lòng toàn bộ cơ thể và tập trung vào hơi thở. Ý thức chỉ tập trung vào cơ thể phồng xệp toàn thân buông lỏng, tâm trí cũng trống rỗng.. có thể kết hợp với nghe nhạc thiền hoặc nhạc không lời nhẹ nhàng. Đưa ý thức vào hơi thở rồi chuyên dịch qua từng bộ phận thả lỏng từ đầu ngón chân qua các bộ phận tới đỉnh đầu. Có thể dừng chậm lại một chút ở những nơi ta có vấn đề như vết thương, đau nhức, … tập trung ý thức hơi thỏ đang xuyên suốt xoa dịu các nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần. Chú tâm yêu thương vỗ về chính thân mình.

Đây là kiểu thiền khiến bạn thư giãn toàn thân, dễ đưa bạn vào giấc ngủ sâu nhanh và ít mộng mị. Bình thường ở nhà mình toàn ngủ 12-1g sáng và ngủ tới 9 -10g sáng nếu ngày hôm sau không có công việc mà bước vào khóa trải nghiệm này phải theo nguyên tắc 9g tối ngủ và 4g sáng phải dậy. Tưởng chừng là khó khăn, nhưng khi áp dụng việc thiền buông lơi kết hợp với các yếu tố môi trường xung quanh mình đã có 6 ngày 5 đêm rất nề nếp và những giấc ngủ chất lượng tuy không dài.

Thiền là tĩnh lại là lắng lại, giữa cuộc sống quá nhiều lao xao. Con người ta luôn muốn làm nhanh sống vội, muốn tham lam có được thật nhiều trong một thời gian càng ngắn càng tốt. Để rồi chúng ta bị cuốn đi quay cuồng giữa bát nháo đảo điên làm tâm ta lao xao, nặng có thể dễ tới bất ổn và các hội chứng lo âu tâm lý. Cảm ơn thiền sư MInh Niệm và đoàn thể MIền Tỉnh Thức Lâm Đồng đã tạo ra những hoạt động bổ ích giúp đỡ mọi người tu tập tìm về chính mình.

Máy móc cũng cần nghỉ ngơi, bảo trì định kỳ huống gì con người. Nếu hiểu 1 cách mộc mạc nhất không kết hợp với bất kỳ tôn giáo nào thì thiền có thể coi như một phương pháp hít thở mang tính khoa học, còn được gọi là phương pháp chú tâm, phương pháp tìm về chánh niệm, tìm về với hơi thở nguyên sơ. Để lòng người lắng lại, nhận biết mình là ai? ở đâu? ngay lúc này. Như một ly nước đang bị khuấy đục thì thiền giúp mọi thứ lắng xuống nước trong hiển lộ và con người được thức tỉnh ánh sáng minh triết để có thể biết mình cần làm gì và buông gì.

Với mình thiền không phải là nơi tìm quên trốn tránh thực tại nhưng đó là cách để lắng lòng lại bớt chộn rộn bớt u minh để tâm tịnh hơn và tìm được cách tốt nhất với trí óc sáng suốt giải quyết vấn để hiệu quả hơn. Thiền là một trong những cách quản lý cảm xúc rất hiệu quả. Giúp chúng ta có 1 khoặng lạnh với cảm xúc để từ đó nhận diện và nhìn bao quát về toàn bộ vấn đề đang diễn ra, bình tâm hơn trong ứng xử.

Nhớ nhé quan trọng vẫn là bạn phải là người giải quyết vấn để của bạn, thiền không giải quyết thay bạn được đó chỉ là một trong những bước lặng để giúp bạn quản lý cảm xúc tốt hơn. Mình có chia sẻ miễn phí nhiều khóa học giúp bạn hiểu về tâm lý từ gốc và quản lý cảm xúc toàn diện Ở ĐÂY, mời bạn ghé xem nhé!

Tóm tắt nội dung

4 Trả lời “TRẢI NGHIỆM TU THIỀN VIPASSANA CÙNG THIỀN SƯ THÍCH MINH NIỆM – P5”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn