PHIM NGƯỜI VỢ CUỐI CÙNG – ĐÃ XEM VÀ CẢM NHẬN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Có thể đến giờ thì nhiều người đã đi xem phim rồi ha, Trang có tiết lộ ít tình tiết phim chắc cũng hông sao ha.
Thiệt ra thì phim Việt xưa giờ mình cũng hông có kỳ vọng nhiều. Nhưng từ lúc mình biết chút ít về tâm lý học, mình tập nhìn mọi thứ với góc nhìn rộng hơn. Một hiện thực đang diễn ra nó phản ánh nhiều chiều bối cảnh xã hội chứ hông phải chỉ có hiện trạng chịu 1 trách nhiệm chung. Nên, phim Việt đang ở tầm nào thì cũng do đa lý do tạo nên. Người Việt thì ai cũng muốn đất nước có những điều đáng tự hào. Nhưng mà nhìn lại điều chúng ta muốn và điều nhiều người góp và thì dường như nó chưa phù hợp.

Kiểu chúng ta muốn điện ảnh phát triển, phim hay. Nhưng điều nhiều người góp và là ca thán, chửi bới, bóc phốt dèm pha chứ hông phải là những hành động mang tính xây dựng.

Ah lại đi hơi xa, thôi quay về phim.

ĐIỂM MÌNH THẤY HAY

1. Nội dung phim rất thực tế

Khá thực tế khi tái hiện được hiện trạng của một vùng quê Bắc Bộ xưa. Cách người dân phải sống trong bất công, nghèo khổ thế nào. Sự kệch cỡm của tầng lớp thống trị vì chưa thông minh (hay nói trần trụi là ngu dốt á) nhưng lại vừa thích thể hiện.

Ông quan thể hiện sự ngu dốt đủ đường lun á:
– Dốt trong cách quản lý tiền nong tất cả nhờ cậy vào thầy Đề
– Dốt trong cách quản lý gia đình, dùng vũ lực lên những người yếu đuối để tỏ ra mình mạnh. Mà những người càng dùng vũ lực hay to tiếng thì càng thể hiện yếu goy.
– Dốt trong cả chuyện chăn gối, chi tiết đầu phim thấy quan mê gái nhưng cướp được về nhà cũng chả biết làm gì, 1 tư thế trong 7 năm tính ra quan cũng khá là… kiên nhẫn :)))

Mạch phim cũng logic quá chừng:
Cái nghèo đói kéo người ta đến sự túng quẫn và túng quẫn thì làm liều, đói thì sinh trộm cắp, trộm cắp thì bị bắt. Mà bị bắt rơi vào tay quan tham thì án nhỏ thành án to. Đỉnh điểm của sự oan ức là bản án được trao đổi bằng hôn nhân của cô gái trẻ, phải bước vào nhà quan làm thiếp để cứu Cha. Cảnh này chắc hồi xưa cũng nhiều.

Cô gái nông dân ấy đã có đính ước với 1 chàng trai nghèo cùng làng. À mà nói chính xác thì 2 người cũng nên duyên vợ chồng luôn goy, cũng đã có con với nhau. Mấy cái nghi thức thì chỉ là nghi thức thôi chứ theo mình thì 2 vợ chồng đó thành sự goy nha.

Nên có ý kiến bảo chàng trai kia quay về phá hoại hạnh phúc gia đình quan thì mình hông đồng ý. Chính đôi trẻ đã là 1 gia đình, quan là người đi cướp vợ người ta. Mà đã sai thì theo thời gian nó không thể trở thành đúng được.

Có ý kiến bảo là chàng trai kia sau 7 năm vẫn tay trắng quay về là quá vô dụng. Có thể nhiều bạn bị ám ảnh bởi các chi tiết phim ngôn tình hay cổ tích rồi. Cứ chia xa thời gian rồi bên kia lột xác thành siêu anh hùng hay đại gia nghìn tỷ quay về cứu lọ lem hà? một chàng trai nghèo thất học, ra đi với nỗi căm hờn, ko vốn ko kiến thức, lại còn tổn thương tan nát thì cơ may trở nên này nọ quay lại mới là phi thực tế á. Việc chàng trai nghèo vẫn hoàn nghèo sau 7 năm quay về gặp lại người yêu mình thấy như vậy mới là thực tế.

7 năm trôi qua, đôi trẻ gặp lại điều gì tới thì cũng tới thôi. Mình không nghĩ đó là sự ngoại tình, đơn giản việc quan đi cướp vợ người ta là sai rồi. Theo thời gian thì ai sẽ phải về chỗ đáng ra họ phải thuộc về thôi. Đồ mượn thì phải trả đồ cướp thì phải đền.

2. Cảnh phim và phục trang đẹp

Nếu mà so với phim TQ thì tất nhiên hông bằng nhưng xét trong bốic ảnh VN ih, phục trang được làng cổ, chỉn chu trong từng trang phục, trang sức.. thì cũng là bộ sự nỗ lực rồi.
Nhiều góc quay rộng cho thấy non nước VN đặc biệt phía Bắc Bộ tiềm năng khai thác du lịch còn quá chừng lớn luôn. VN đẹp lắm chỉ là chưa phát huy được hết tiềm năng hà.

Nhiều góc quay làm 1 đứa “Bắc Kỳ con” như mình nhớ cố hương ghê gớm. Mà thiệt, ban đầu động lực mình đi coi phim hông phải vì mấy chi tiết hot hot giựt gân mà mình muốn được xem lại cảnh đồng quê Bắc Bộ. Những khung cảnh chỉ được nghe trong các tác phẩm văn học và những giấc mơ được dựng lại từ lời kể của những người đã khuất.

3. Diễn xuất của diễn viên ổn

Hầu hết các vai chính đều diễn rất đạt nhiều cảm xúc. Mình thích nhất bạn nam chính, diễn đúng chất ngây ngô bộc trực của nông dân. Các tuyến phụ: quan, thầy Đề, mợ cả, mợ hai, đều là các cô chú anh chị diễn viên kỳ cựu. Kathy vẫn nét diễn trong trẻo dễ thương và mang màu sắc tròn vai chứ chưa quá xuất sắc. Để làm tốt vai này cần diễn xuất nội tâm của một sự nhẫn nhịn nhiều năm hơn nữa. Vai diễn mình thấy hơi tiếc 1 chút có lẽ là cô bé nhỏ con riêng của mợ Ba. Nhiều cảnh rất tình cảm, mà nhìn bé cái mình tụt khỏi bối cảnh phim luôn, kiểu như 1 cảnh cả nhà chơi đồ hàng chung chứ hông phải là trong 1 phân đoạn căng thẳng. Nhưng thôi có lẽ bé còn nhỏ. Tương lai sẽ tốt hơn.

4. Cảnh nóng phù hợp

AI đó bảo đây là cái phim mà q.uất nhau liên tục mọi lúc mọi nơi thì chắc là chưa đi coi phim goy. Mấy cảnh của quan vs mợ Ba thì mình nghĩ đó là cảnh đông đá chứ nóng gì.

Tính ra chỉ có 2 cảnh nóng hà, có thể 1 vài người nghĩ là hơi dài 1 tí. Nhưng cá nhân mình nghĩ nó vừa đủ. Vừa đủ để lột tả 1 khía cạnh ngôn ngữ của tình yêu. VH Việt ngàn đời thường đề cao sự thanh tao, né tránh những gì cho là dung tục. Nhưng QHTD là nhu cầu bình thường của con người. Hành vi TD ko nói lên bản chất con người. Và mình nhớ lúc học khoá học về tình yêu cặp đôi, cô giáo có nói ở VN rất nhiều người thiếu kiến thức về TD nên họ đối xử với vợ chồng như là một công cụ để thoả mãn. Nhiều người vợ rất khó khăn để thừa nhận: “Em bị c.ưỡng h.iếp bởi chính chồng của mình”. Hông biết mình có hiểu đúng ý đạo diễn hông, nhưng xem phim thì mình thấy được sự trân trọng của chàng trai dành cho cô gái anh yêu qua ngôn ngữ TD.

Nhắc lại lần nữa thì họ đã là vợ chồng và có con rồi, quan mới là người đi cướp vợ người khác nhá.

ĐIỀU MÌNH THẤY ĐOÀN PHIM CÓ THỂ LÀM TỐT HƠN

1. Tuyến nhân vật phụ chưa được khai thác hết

Nhân vật thầy Đề vì sao quyền uy và được tín nhiệm như vậy?
Nhân vật quan khâm sai điều tra án sao mà thanh liêm dữ v, 1 hệ thống muốn vận hành trơn tru qua thời gian dài thì phải cùng “tần số”, quan tham ở huyện không thể nào tung hoành khi có cấp trên anh minh được. Mà trong phim thì quan cấp trên rất ư là thanh liêm.. có gì đó sai sai không?

Thiệt ra thì phim này cũng theo chiều hướng tích cực lý tưởng hoá nè, chứ theo logic xã hội thì cuộc đời dân đen hồi xưa bế tắc hơn nhiều á.. ko có vụ nộp 1 quyển sổ mà cấp dưới bị cấp trên xử rẹt rẹt vậy đâu.
À mà phim mà, coi vậy cho có chút tương sáng cũng được.

2. Một vài chi tiết hơi khập khiễng

Như khúc nhân vật chính – mợ Ba mất
Rồi khúc cả nhà vô rừng sống bên cạnh dòng nước mát

Hơi vô lý nhá.. có thể là kết mờ, có thể viết thêm chút diễn tiến để tránh những khúc bẻ vô đường cụt rồi nở hoa thì khập khiễng thiệt…

……
Nhìn chung lại phim vẫn thú vị, đáng để coi và góp ý cho điện ảnh Việt Nam phát triển nhiều hơn…
Diễn viên của VN đẹp, có thể học để nâng cao thực lực
Đất nước có bề dày văn hoá và nhiều câu chuyện để khai thác
Cảnh thì rất đẹp
Nhiều người Việt học hỏi tinh hoa nước ngoài đang quay về VN

Vẫn đáng để hy vọng phim Việt sẽ phát triển hơn.
……
Mà có ai đọc hết được bài này hông ta? ^^

Tác giả: Lê Mỹ Trang

Nguồn hình: Internet

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn