CUỐI TUẦN NGẪM NGHĨ VỀ TÌNH YÊU

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Yêu ai đó thật lòng không phải chỉ là yêu họ mà bạn còn phải có đủ sự dung chứa cả gia đình họ”

Nghe thì thoạt có vẻ sai sai, nhưng ngẫm kỹ thì đúng nếu xét dưới góc độ tâm lý. Xem qua tiến trình tình yêu thật nào.

Ban đầu chúng ta đến với nhau vì SỰ SAY MÊ điều nào đó ở đối phương: sắc đẹp, tài năng, nét duyên dáng, sự hài hước, hành vi làm ta cảm mến, …

Giai đoạn tiếp sau hai người gắn bó với nhau ngày một thân hơn. Có thể coi là giai đoạn TÌNH BẠN trong tình yêu. Có thể chia sẻ với nhau nhiều điều sâu hơn. Ta dần nhận ra lớp hào nhoáng khiến ra si mê ban đầu chỉ là một vài phần tạo nên con người họ. Họ còn có nhiều phần khác, những phần đó có thể ta không thích, ngược với sự hình dung của ta ban đầu.

Giai đoạn này nếu cặp nào hông vượt qua được thì sẽ tan.. “trả dép nhau về”

Giai đoạn này nếu cặp nào vượt qua được sẽ cảm thấy có mối liên hệ mật thiết, cần có nhau trong đời.

Rồi qua giai đoạn ba, họ tiến vào giai đoạn sâu hơn bước vào mối QUAN HỆ CAM KẾT: có thể là sống chung một nhà, có thể là hôn nhân. (Chỗ này mình không có ý cổ vũ cho tình yêu mà không hướng đến hôn nhân nhé, mỗi người mỗi quan điểm về sự cam kết khác nhau).

Tới đây, nhiều người tưởng chừng là happy ending kiểu quen quen: “từ đó về sau hoàng tử và công chúa sống với nhau hạnh phúc trọn đời. Câu chuyện đến đây là hết rồi các con ạ”.

Ah không hề nha

Cái kết đơn giản trên chỉ có trong cổ tích

Chúng ta thì đang ở đời thực

Vào mối quan hệ cam kết, bạn sẽ thấy câu nói “yêu ai thực lòng là bạn phải đủ bao dung cho cả đối phương ở hiện tại quá khứ và chứa đựng cả gia đình họ” rất chuẩn không cần chỉnh.

Chính khi sống chung, câu chuyện 1001 chương sẽ được kể rất sống động: cơm áo gạo tài chính, con cái/không con cái, đối nội đối ngoại, cách sống hiện tại, dự định tương lai… ti tỉ mâu thuẫn nhỏ to ùa tới.. Bạn cũng thấy được “bản gốc chưa qua chỉnh sửa” của đối phương khi chưa qua 8 lớp filter, 3 tiếng phục sức, cũng bỏ qua được sự hào hiệp soái ca ban đầu…

…đặc biệt hơn cả bên nhau qua thăng trầm bạn nhận ra được những yếu đuối của đối phương, đặc nét tính cách nào đó hình thành từ sự tổn thương đâu đó trong gia đình gốc của họ nhiều năm về trước.

Ta rất dễ để thấy mình đúng, đối phương sai. À cũng có thể họ sai thiệt, nhưng cái sai nào cũng có lý do (nghe hơi phi lý ha :))). Nhưng sẽ không ai muốn làm tổn thương người khác khi chính họ đang lành, họ làm bạn đau có nghĩa họ cũng còn vết thương chưa lành. Có khi họ chưa nhận ra, hay có khi họ nhận ra nhưng chưa vượt qua được. Nhưng thường khi ta bị đau bị tổn thương ta thường tìm người quy trách nhiệm hơn là bao dung và tìm hiểu: vì sao họ lại như vậy?

Hm bữa ngồi trò chuyện với 1 anh bạn:

Anh í kể về câu chuyện vợ có tính khí bốc đồng cứ 1-2 năm chị ấy lại có 1 dự án mới trong đầu và một mực đòi chồng ủng hộ. Và ở với nhau 15 năm thì chị í cũng làm nát của anh í gần 1 tỏi vì những cơn bốc đồng í. Nếu không được đáp ứng thì chị í đòi ly hôn..

Mình nghe được sự ấm ức của người chồng nhưng cũng nghe được sự bất ổn trong tâm lý người vợ.

Mình nhắn nhủ anh í nên cùng vợ đi tham vấn tâm lý bởi 1 chuyên gia có kinh nghiệm về trị liệu hệ thống gia đình.

……..

Việc làm người luôn khó vì chúng ta nào được thực tập sống. Chúng ta được sinh ra 1 lần thơ ấu 1 lần dậy thì rồi làm cha làm mẹ.. thất bại thì luôn dễ hơn thành công. Hông có cha mẹ hoàn hảo nên việc chúng ta có những tổn thương trong nhưng năm tháng ấu thơ và lớn lên từ môi trường nuôi dưỡng do vô tình hay hữu ý là điều khó tránh khỏi. Tổn thương ảnh hưởng nhiều tới tính cách.. nên mới nói bạn yêu 1 người không phải chỉ yêu họ mà còn phải yêu cả sự chất chứa nhiều năm tháng từ gia đình họ.

Mình luôn ngưỡng mộ những cặp vợ chồng cao tuổi, họ có cả 1 bề dày tình nghĩa bên nhau. Cả 1 sự bao dung to lớn để dung chứa con người nhau.

Mình nhớ câu chuyện về 1 cặp vợ chồng U60 khi mình còn chăm mẹ chạy thận ở viện:

Hai cô chú đó tóc bạc trắng goy cũng xấp xỉ 60 hoặc hơn. Cô bị suy thận mãn phải đi lọc máu 3 5 7 hàng tuần, trước mẹ mình 1 ca. Nên mình vào là lúc cô chú ngồi nghỉ mệt chuẩn bị về, thi thoảng cũng có lúc chạy chung ca.

Mình nhớ chú lúc nào cũng mặc chiếc sơ mi xanh giản dị, bỏ ngoài quần. Chú cải tiến chiếc xe dream bình thường thành xe có mái che và yên sau có chỗ dựa. Mỗi lần cô lọc máu xong là chú lấy băng keo dán cẩn thận lại chỗ vết thương. (Vì cây kim chạy thận á nó to lắm luôn gấp 5 -7 lần kim lấy máu bình thường và nằm trong mạch máu 4 tiếng liên tục thì tạo ra 1 cái lỗ khá to, nếu ko dán kỹ thì dễ bị bung ra và sẽ mất nhiều máu lắm). Mặc áo khoác, đội nón dìu cô ra ghế nghỉ, cho uống miếng trà đường (để tăng huyết áp lại, người lọc máu thường dễ bị tụt huyết áp vì tụt đường). Chú quạt quạt ngồi nghỉ cùng cô. Rồi chú bồng, có khi là cõng cô ra xe, cài mũ bảo hiểm (bên dưới là lớp mũ vải mềm), chở cô về.

Chạy thận lâu năm, cô gầy gò nước da xám xịt, mạch máu nổi to.. Ngồi sau lưng chú đỏ hồng, vạm vỡ.. chả thấy cô đâu.

“Chú có 8 đứa con nhưng chú bảo tụi nó: để mẹ đó ba trông được. Mình không làm gương cho mấy nhỏ, mình không lo cho vợ mình thì sao dạy tụi nó biết giữ gia đình được”

Mình nhớ lúc cô mất thì 5 tháng sau chú cũng mất dù chú rất khoẻ…

Trọn vẹn tình nghĩa.

….

Hình: Pinterest

Tóm tắt nội dung

bài kiểm tra về kiểu gắn bó bác sỹ không có tâm báo cáo chuyên đề bùng nổ cảm xúc CBT chơi hướng đạo chữa lành đứa trẻ bên trong dạy học chủ động dạy học tích cực dẫn giảng dồn nén cảm xúc giao tiếp thấu cảm giá trị cảm xúc giảng viên gắn bó né tránh hiểu mình hiểu người hiểu về cảm xúc hoạt động hướng đạo sinh hướng đạo sinh kiểu gắn bó kỹ năng mềm kỹ năng quản lý thời gian kỹ năng sống lê mỹ trang nhận thức hành vi phong trào hướng đạo sinh quản lý cảm xúc quản lý cảm xúc cá nhân quản lý thời gian quản trị cảm xúc sai lầm trong quản trị cảm xúc sang chấn tâm lý sinh viên test tâm lý thay đổi nhận thức thông điệp của cảm xúc thấu cảm tráng sinh tâm bệnh học tâm lý lứa tuổi tâm lý ứng dụng tích cực độc hại tư duy phản biện tổn thương quá khứ đứa trẻ bên trong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn