8 HÀNH ĐỘNG GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE TINH THẦN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Để đánh giá một người có sức khỏe toàn diện, chúng ta cần xem xét trên 3 khía cạnh chính: thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Trong đó, yếu tố sức khỏe tinh thần thường ít được mọi người chú ý đến, có thể vì nó mang tính vô hình khó nhận diện cách cụ thể. Sức khỏe tinh thần hay còn có nhiều tên gọi khác như: trí tuệ cảm xúc, trí thông minh cảm xúc.. là khả năng quản lý cảm xúc cá nhân, biết tự động viên mình và góp phần định hướng cảm xúc người xung quanh theo hướng tích cực.

Sau đây là 8 hành động vô tình hay hữu ý khiến sức khỏe tinh thần của bạn giảm sút, đặc biệt là bạn mất khi khả năng quản trị cảm xúc bản thân.

1. Luôn chạy theo sự hoàn hảo

Luôn tìm sự hoàn hảo là dấu hiệu của sự không bình thường về mặt tâm trí. Trên đời này không có gì là hoàn hảo chỉ có những ekip cố gắng tạo ra sự hoàn hảo “giả tạo” ở những sản phẩm, con người nào đó để định hướng xã hội nhằm những tư lợi riêng. Nếu bạn vẫn chưa nhận diện được cuộc sống vốn là một bức tranh nhiều màu, chính sự bất toàn làm cho cuộc sống đa dạng và thú vị hơn.

Nếu cứ mải chạy theo tìm kiếm sự hoàn hảo thì cuộc đời của bạn mãi là một cuộc đua không có hồi kết và không có giải thưởng nào chờ bạn phía cuối con đường ạ. Hãy chấp nhận sự bất toàn trong vạn vật và con người. Chấp nhận cả sự bất toàn của chính mình, chấp nhận những khi vui cả khi buồn. Cả cảm xúc tiêu cực và tích cực đều hàm chứa những thông điệp cần thiết.

2. Nghiện sử dụng điện thoại

Khoa học đã chứng minh nghiện sử dụng điện thoại và các thiết bị số có thể dẫn tới các căn bệnh như: trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội, ,.. và các chứng loạn thần khác. Đặc biệt thói quen sử dụng điện thoại trên giường ngủ tới khi đi vào giấc ngủ và sử dụng điện thoại ngay khi vừa thức dậy rất hại đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Hãy phân bổ thời gian sử dụng điện thoại hợp lý và có mục đích rõ ràng. Hãy tắt những thông báo không quan trọng từ những nhóm chung, app mạng xã hội, tập cho mình thói quen check điện thoại định kì chứ không phải liên tục. Đặc biệt bạn nên rời xa chiếc điện thoại ít nhất 60 phút trước khi ngủ và đừng kiểm tra điện thoại ngay khi thức dậy. Hãy bỏ điện thoại xuống và ngước nhìn lên bao nhiêu thứ tươi đẹp đang chờ bạn.

3. Thường xuyên thiếu ngủ

Không ai có thể kiểm soát tốt cảm xúc bản thân trong một thể trạng mệt mỏi rã rượi khi thiếu ngủ cả. Các bác sỹ tâm thần đã cho biết giấc ngủ sâu đủ có thể thay thế tốt hơn một số loại thuốc chống trầm cảm. Ngủ là một hoạt động nhất thiết cần có để nạp lại năng lượng sau những giờ hoạt động. Thiếu ngủ khiến chúng ta khó tập trung, dễ cáu kỉnh và còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể khi chúng không được phục hồi đúng cách.

Hãy chú ý đến giấc ngủ của bạn nhiều hơn, ngủ đủ giấc và chú tâm vào chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể sửa sang lại chiếc giường cho êm ái, dọn dẹp phòng ngủ, và thiền trước khi ngủ cũng lả gợi ý hay.

4. Ở mãi trong những mối quan hệ “độc hại”

Có rất nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận ra thế nào là một mối quan hệ độc hại, nhưng vắn tắt ở đây là bạn không có tiếng nói và không được tôn trọng trong mối quan hệ đó. Cho dù đó là những người thân yêu, vợ chồng, người yêu, đồng nghiệp, bạn bè…. nếu như bạn cảm thấy mối quan hệ đó rút cạn năng lượng, kìm hãm sự phát triển bản thân, bạn đã rất nỗ lực nhưng không thay đổi được thì đã đến lúc bạn rời khỏi mối quan hệ đó.

Hãy lựa chọn cho mình những môi trường với những con người trân trọng, yêu thương bạn hay ít nhất họ không kiểm soát bạn quá mình. Nơi bạn cảm thấy thật sự an toàn và hạnh phúc. Nếu hiện tại bạn chưa tìm ra thì hãy tự tạo cho mình một chốn bình yên, làm dịu tâm hồn và cho đi nhiều hơn rồi những điều may lành sẽ tới lấp đầy không gian ấm áp mà bạn đã tạo ra.

Hãy nhớ rằng, “rác” thì cần phải loại bỏ.

5. Không bao giờ dám nhờ người khác giúp đỡ

Có phải bạn thường là người che dấu cảm xúc cá nhân? bạn dễ dàng giúp đỡ người khác nhưng lại thường sợ mình trở thành gánh nặng cho người khác? sợ bị ánh mắt “thương hại” từ người khác? .. từ đó, bạn giấu nhẹm luôn những nhu cầu chính đáng của bản thân. Bạn ơi, một trong những nguyên tắc giúp phát triển tinh thần lành mạnh đó là bạn hoàn toàn có quyền nói lên nhu cầu chính đáng của mình. Sẵn sàng cho đi thật khó nhưng sẵn sàng nhận lại khi cần còn khó hơn.

Hãy nhớ rằng nếu cảm xúc, nhu cầu không được bổ lộc thì chúng ta rất dể bị bùng nổ cảm xúc và rất tai hại nếu chúng ta không biết cách quản lý cảm xúc đúng. Hãy nhớ rằng chúng ta có quyền được yêu thương và trân trọng, những nhu cầu chính đang chúng ta có quyền nói ra và nhận sự giúp đỡ của người khác bạn nhé. Không ai có thể tồn tại 1 mình trên cõi đời này mà không ít nhiều liên hệ với những người xung quanh.

6. So sánh bản thân với người khác

Ngày nay, sự phát triển của truyền thông internet và đặc biệt là mạng xã hội là con người bị dẫn dắt và định hướng theo những quy chuẩn của đám đông rất nhiều. Đôi khi, chúng ta quên rằng những thứ hào nhoáng chúng ta xem được đâu đó chỉ là một sản phẩm của sự sắp xếp, đó là chỉ là những góc sáng được trình ra có mục đích. Còn nhiều góc tối phía sau liệu chúng ta đã biệt hết. Hãy đọc lại điều số 1 để biết hoàn hảo lả dấu hiệu của tâm thần bất ổn nhé.

Hãy tìm ra điểm mạnh của bản thân và phát triển chúng lên, đừng lấy thang đo của xã hội để áp đặt cho bản thân mình. Ai cũng có điểm mạnh và nỗi đau riêng.

7. Trì hoãn mọi thứ

Bạn thường trì hoãn, trốn tránh vì bạn luôn có lý do nghe qua tưởng như hợp lý: “tôi bạn”, “tôi mệt”, “tôi còn phải làm abc…” để trì hoàn. Nhưng ẩn phía sau có phải là sự lo lắng bất an, sợ thất bại sợ bị trỉ chích, sợ ánh mắt dò xét của người xung quanh?

Hãy lập cho mình những mục tiêu ngắn hạn, vạch ra những hành động nhỏ. Từng bước đạt được những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn củng cố hơn về nhận thức bản thân, niềm tin được xác lập lại.

Nếu bạn còn chưa biết thay đổi nhận thức từ đâu thì hãy tham khảo khóa học “CBT căn bản – THAY ĐỔI NHẬN THỨC – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI” Ở ĐÂY NHÉ. Nếu bạn khó khăn hãy liên hệ BTC đừng ngại.

8. Chưa thực hành lòng biết ơn

Những tác dụng của việc thực hành lòng biết ơn đã được đông đảo mọi người ghi nhận: giúp cuộc sống bạn ý nghĩa hơn, ngủ ngon hơn, bớt cô đơn hơn, gia tăng niềm tin yêu vào cuộc sống này.

Cách thực hành rất đơn giản: mỗi ngày hãy nghĩ ra ít nhất 1 điều và tăng nó lên theo thời gian, ghi xuống giấy. Dù cho đó là điều nhỏ nhất. Ví dụ: tôi biết ơn bạn vì bạn đã ghé thăm trang web của tôi và đọc hết bài viết này. Tôi biết ơn vì ngày hôm nay tôi được đánh thức bởi ánh nắng ấm áp chiếu qua phòng. Tôi biết ơn vì cô bán bún bò đã bán cho tôi món ăn ngon…

Cho dù khi đạt được điều gì đó thường bạn cũng phải bỏ ra một điều tương xứng, tuy nhiên hãy gạt sự hiển nhiên qua 1 bên và thực hành sự biết ơn để thấy cuộc đời bạn sẽ thay đổi rất nhiều!

3 Trả lời “8 HÀNH ĐỘNG GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE TINH THẦN”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn