4 LÝ DO GIẢI MÃ VÌ SAO CON NGƯỜI THƯỜNG DỄ BÙNG NỔ CẢM XÚC VỚI CÂU CHUYỆN CỦA… NGƯỜI KHÁC.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

 Chúng ta hãy tự chữa lành vết thương của chính mình, làm cho cuộc sống cá nhân, gia đình mình hạnh phúc đi đã rồi xã hội sẽ cộng hưởng và tốt đẹp lên, những lời độc hại vô căn cứ chỉ làm lãng phí thời gian của ta… – Ms Frida

Quay trở lại với câu “chuyện cá Koi” và mình mạn phép giải mã hiện tượng tâm lý đám đông dưới góc nhìn của tâm lý học mình hiểu.

Một gia đình tan vỡ, vợ chồng bên nhau suốt thời kỳ khởi nghiệp, khi thành danh mẫu thuẫn rạn nứt to ra và đỉnh điểm sự chú ý của dân mạng là 1 đám cưới to đùng và xa hoa với cô dâu xinh xắn tài năng. Có lẽ nó chỉ là 1 câu chuyện hôn nhân không trọn vẹn đã và đang xảy ra trong XH này thôi chả có gì mới và đáng dành quá nhiều sự bàn tán như thế nếu như ko có thêm bàn tay biên đạo” và nhiêu cái đầu xét nét của cư dân mạng.

Thế rồi tự nhiên rất nhiều kênh đưa những clip cắt ghép và lái hướng dư luận theo những màu “lạ lắm”. Nào là chồng phụ bạc vợ, nào là cô kia ng thứ 3 cướp chồng rồi cái kịch bản “vô ơn bội nghĩa – gian phu dâm phụ” gì đấy được đẩy lên cao trào (chỗ này mà trong phim chắc cần thêm miếng nhạc tén ten tèn cho nó sôi nổi nhỉ. Rồi những người xa lạ lại tự cho mình cái quyền xúc phạm, xỉ vả người khác – một người họ ko hề quen biết. Ơ từ lúc nào chúng ta cho mình quyền đấu tố người khác nhỉ?

Với mình mọi thứ đều có nguyên nhân từ nhiều phía. Với những người đủ lý trí và đạo đức họ không bao giờ đổ thừa hay trút giận lên ai đấy về trách nhiệm của mình. Vì suy cho cùng hôn nhân và cách hành xử phía trong là do từng người đóng góp vào. Không chỉ 1 phía. Nên thành hay bại thì cũng là trách nhiệm 2 bên. Tất nhiên khi thất bại không thể tránh những sai lầm và nuối tiếc, không thể thiếu nỗi đau, có thể rất rất đau. Có những sai lầm có thể sửa nhưng cũng có những sai lầm chỉ có thể rút làm kinh nghiệm.

Hôm nay, mình đã coi hết video trần tình của người vợ và đúng như mình nghĩ: chị là một người bàn lĩnh, chị lên tiếng vì chị không muốn sự việc đi quá xa. Chị không muốn thông tin gia đình chị bị lèo lái sai lệch. Đặc biệt chị khẳng định, người mới của chồng không phải người phá hoại hạnh phúc của gia đình chị. Gia đình chị đã có mâu thuẫn rạn vỡ từ lâu. Chị nhận ra sai lầm trong cách yêu và gìn giữ tổ ấm của chị. Cái hình ảnh chị minh họa thật hay: “Lâu nay mình cư xử giống như tạo ra 1 nhà giam tù giam lỏng chứ không phải một gia đình. Mình cứ nghĩ xây kinh tế trước rồi chuyện vợ chồng tính sau, có thể nhiều dự án công việc làm anh ấy ngột ngạt…”

Và đấy, sự thật là thế chứ không hề drama như màu sắc tô vẽ của cộng đồng mạng. Trở lại vấn đề chúng ta đặt với nhau ở đầu, vì sao người ta rất dễ dàng bất bình và có hành động công kích người khác trước những luồng tin rất vu vơ vất vưởng được dẫn dắt bởi những tờ báo lá cải.Mình sẽ giải thích một số nguyên nhân dưới góc độ tâm lý nhé:

1. Cơ chế đám đông – mặc định những gì nhiều người đồng thuận là đúng – chưa có tư duy phản biện

Rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn quan niệm rằng: cứ đông là tốt, cứ nhiều người theo là đúng mà quên rằng không phải chân lý lúc nào cũng đúng. Một lý do khác, khi hòa mình vào đám đông và đưa ra ý kiến thuận chiều theo đám đông, con người ta cảm thấy an toàn kiểu như “nương theo chiều gió”

Chính lối tư duy chưa đúng này, khiến nhiều người trong xã hội bị “dắt mũi” về mặt thông tin. Ví dụ như hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh, hiệu ứng seeding trong marketing.. người ta sẽ dùng những vật mẫu và nhân sự nội bộ đóng vai khách hàng ảo để dẫn dắt khách hàng thiệt vào đúng hướng mà doanh nghiệp muốn.

Chính vì thiếu sót trong tư duy phản biện dẫn đến việc rất nhiều người dễ dàng bị người khác thao túng tâm lý, từ đó không tự chủ được cảm xúc và hành vi của bản thân. Rất dễ dàng bùng nổ, bộc phát nhanh vội khi chưa có đủ cơ sở thuyết phục, minh chứng cụ thể.

2. Cơ chế phòng vệ chuyển dịch – trút cảm xúc cá nhân lên những đối tượng ít/không có khả năng làm hại đến mình

Trong thuyết phân tâm học trong tâm lý có đề cập đến khái niệm “cơ chế phòng vệ tâm lý” – nó như một chiếc khiên vô hình để bảo vệ tâm lý của chúng ta khi gặp các sự cố vượt ngưỡng chịu đựng của tinh thần, giúp chúng ta bảo vệ và cân bằng được phần nào mặt tinh thần. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời không mang tính chất giải quyết triệt để vấn đề. Vấn đề vấn còn đó nếu tự mỗi người không tìm ra nguyên nhân cốt lõi và khắc phục nó.

Trong các cơ chế phòng vệ tâm lý, chúng ta nhắc nhiều tới cơ chế đổi chỗ. Người dùng cơ chế này thường dịch chuyển nỗi buồn, nỗi lo, sự bức xúc của bản thân, gia đình về một vấn đề nào đấy chưa thể giải quyết tận gốc được sang các đối tượng ít hoặc không có khác năng làm hại đến họ. Nói nôm na là “giận cá chém thớt”. Và trong câu chuyện cá Koi trên thì những người nổi tiếng: các nhân vật trong gia đình của đại gia nọ, đã trở thành tấm thớt cho hàng trăm hàng ngàn người chuyển dịch vấn đề của họ vào và “chém” không thương tiếc.

Có rất nhiều người bất ổn trong đời sống hôn nhân của chính họ. Họ đang bế tắc với chồng ngoại tình, với chồng vô tâm. Họ cảm thấy bất mãn khi cống hiến rất nhiều nhưng những gì học mong nhận lại thường không đáp ứng đúng và đủ kì vọng của họ. Nhiều nỗi niềm dồn nén và không biết giãi bày cùng ai. Nhiều người trong xã hội Việt Nam vẫn còn phải đè nén tâm lý bởi những hủ tục trong văn hóa, bởi tính sĩ diện, bởi những ràng buộc vô hình và cả hữu hình khác. Và những câu chuyện của người nổi tiếng vu ơ ầu ơ trở thành một nơi họ có thể trúc hết cơn giận của mình vào đấy và mong nhận lại sự hả hê tạm bợ. Lên án, mắng nhiếc, hạ nhục một ai đó là biểu hiện của sự bất lực nội tâm. Một người khỏe mạnh về mạnh tâm lý người ta thường tìm cách giải quyết vấn nạn chứ không tập trung vào hạ nhục con người. Hành vi và con người không đồng nhất với nhau được. Hành vi của một người ở một thời điểm nào đó không nói lên toàn bộ bản chất con người họ.

3. Thể hiện quan điểm đồng thời truyền tải thông điệp ngầm: đe dọa, khẳng định… “rung cây nhát khỉ”

Tiếp nối với ý trước, nhiều người chửi bới thóa mạ người khác, nói đông nói tây chả qua cũng để “dằn mặt” những người ở gần. Vì thực tế, những người bị chửi họ cũng không có thời gian để nghe hết tất cả những lời độc hại của người dưng. Nhưng những người nghe và thấy nhiều nhất đó chính là người thân, người ở gần người buông lời thóa mạ kia.

Con người chúng ta thường ngộ ở chỗ, nút thắt ở một chỗ nhưng muốn mở thì lại đi tác động tới nút chỗ khác. Muốn lắm nhưng ngại nói ra. Thường dùng ví dụ ẩn dụ ví von bóng gió. Tất nhiên, có trường hợp cũng hợp lý. Tuy nhiên, nói vòng nói vo không qua nói thật. Một trong những cách có thể giúp chúng ta quản lý tốt cảm xúc của mình đó là dám nói lên tiếng nói kiên định bảo vệ hạnh phúc chính đáng của bản thân.

Nhưng không phải ai cũng dám nói thẳng nói thật, nói ra sợ a b c nên thôi đá con chó mắng con mèo rồi mong người cần nghe sẽ nghe và tự hiểu. Kiểu như chính mình uống thuốc độc và mong người khác chết. Hùa vào chửi bới với những dramma trên mạng xã hội chỉ cho thấy bản chất của chính họ: cô đơn, sợ hãi lo lắng và đang “răn đe” người dưng để mong người nhà đừng đối xử với mình như thế.

Thật đáng thương cho những tâm hôn ngay trong những mối quan hệ mật thiết nhất cũng không thể giao tiếp với nhau trực tiếp. Một gia đình muốn hạnh phúc bền lâu không nằm ở hai chữ tiền bạc, danh vọng, hay hào nhoáng.. mà nó nằm ở chữ “kết nối”. Chừng nào chúng ta còn khả năng nói chuyện sâu với nhau, được tự do bày tỏ quan điểm và nói lên nhu cầu của mình cũng như sẵn sàng lắng nghe và ưu tư với những trăn trở của đối phương thì hạnh phúc vẫn còn ở cùng gia đình đó.

4. Dồn hết vấn đề vào người khác để tạo ra sự an toàn ảo cho chính mình

Một góc cạnh nữa khiến cho việc chửi bới một ai đó trên mạng xã hội bùng nổ rất nhiều bất chấp đúng sai đó là tính trách nhiệm không bị ràng buộc. Hãy thử hình dung 1 tình huống thế này:

Bạn nghi ngờ anh hàng xóm nhà bạn cặp bồ nhí và bỏ vợ, bạn đi kể với mọi người xung quanh rồi hùa nhau nói xấu lên án anh ta. Điều này đến tai anh ta và chị vợ. Chị vợ phản hồi thẳng thừng vì họ hết yêu nhau chứ anh kia không có ngoại tình gì hết. Và vì họ biết rõ chính bạn là người dựng chuyện lên án gia đình họ, họ yêu cầu bạn xin lỗi hoặc sẽ kiện ra tòa vì xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác. Thì ít nhiều ngoài đời thực dù có không ưa hay “chướng mắt” các bạn cũng sẽ cẩn trọng với hành vi của mình. Vì nếu làm sai bạn sẽ phải lãnh hậu quả (bị buộc xin lỗi, đền bù, đi tù,…). Thuyết hành vi CBT đã chỉ ra cách để chấm dứt một hành vi xấu đó là bắt người gây ra phải lãnh nhận hậu quả do chính việc họ làm. Hậu quả càng tương xứng thì khả năng tái phạm càng ít. Và ngược lại cách để kéo dài một hành vi hay lan truyền nó ra rộng hơn đó là tạo cho nó điều kiện lập lại và người gây ra hành vi được ủng hộ được cổ võ.

Trở lại với việc lăng nhục người khác trên mạng xã hội, đa phần mọi người đều được an toàn khi ẩn mình trong đám đông khi những lời nói độc hại nhiều như cát sa mạc và đại dương. Rất khó để trừng phạt hết những người hạ nhục người khác. Và những hành vi tiêu cực lại thường được chú ý, được tiếp tay nhiều bởi rất nhiều người cùng một lối suy nghĩ. Vì vậy, việc lăng nhục người khác bất chấp đúng sai ngày càng lan rộng chóng mặt.

Trên đây là 4 lý do chính dưới góc nhìn cá nhân mình nhận thấy. Với mình thì, chúng ta phải lo tốt cho chính mình và gia đình mình trước khi nhìn quá sâu vào người bên ngoài. Nói lên tiếng nói để tìm sự công bằng và góp phần định hướng hành vi của các cá nhân trong xã hội theo hướng đúng đắn là hoàn toàn nên làm. Vì sự mạnh của tập thể nếu biết phát huy tốt có thể thay đổi bộ mặt thế giới rất nhiều. Tuy việc, việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề với việc nhắm vào đích danh 1 ai đó để dìm họ nhằm thỏa mãn cái tôi cá nhân, hay lây họ làm nơi chuyển dịch vấn đề bất ổn, tâm trạng tiêu cực, sự bế tắc của bản thân thì không nên tí nào.

Câu nói muôn thuở của mình: “Người hạnh phúc không làm tổn thương người khác. Người làm tổn thương người khác mang trong mình đầy vết thương”

 Chúng ta hãy tự chữa lành vết thương của chính mình, làm cho cuộc sống cá nhân, gia đình mình hạnh phúc đi đã rồi xã hội sẽ cộng hưởng và tốt đẹp lên, những lời độc hại vô căn cứ chỉ làm lãng phí thời gian của ta… hãy đi tìm chìa khóa tình yêu bền vững của chính mình đã nhé!

Tóm tắt nội dung

Một trả lời cho “4 LÝ DO GIẢI MÃ VÌ SAO CON NGƯỜI THƯỜNG DỄ BÙNG NỔ CẢM XÚC VỚI CÂU CHUYỆN CỦA… NGƯỜI KHÁC.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn