Nhiều bậc cha mẹ vô tình làm tổn thương tới con cái thông qua những quan điểm giáo dục sai lệch. Điều đáng lo là mọi điều sai lệch đó lại được nhân danh “muốn tốt cho con thôi”. Gia đình độc hại luôn là một tác động tiêu cực rất lớn đến việc hình thành nhận thức của con trẻ khi lớn lên.
Nhiều vấn đề trong xã hội ngày hôm nay xảy ra có bắt nguồn từ sự giáo dục lệch lạc trong gia đình.
1/ Những người quyền lực và tài giỏi nhưng chưa chắc họ có tâm thần phát triển bình thường về quan điểm và nhận thức.
2/ Những người luôn có hành động bạo lực gây hấn chủ động và thụ động để thể hiện cái tôi bên ngoài, nhưng bên trong sâu thẳm là 1 cái tôi yếu ớt đang hành ngày cố sống trong vỏ nhím xù xì.
3/ Những người dễ bùng nổ cảm xúc tổn hại đến chính họ và người xung quanh
4/ Những người mang trong mình những hội chứng lo âu: sợ không gian hẹp, sợ động vật nào đó, sợ những áp lực vô hình….
Dưới ánh sáng của tâm lý học, mọi hành vi ở hiện tại đều có những nguồn gốc sâu xa. Và một ảnh hưởng không thể chối bỏ đó chính là tác động của gia đình – những người nuôi dưỡng đầu đời của một đứa trẻ tác động đến việc hình thành nhận thức hành vi.
Có những vết thương thể lý chúng ta có thể thấy rất rõ và lên án, nhưng còn những vết thương tâm lý nó sâu và dai dẳng nhưng chúng ta chẳng thể thấy rõ ràng được… nhưng không thấy hay không cố ý không có nghĩa là không đau đớn, hệ quả của nó đôi khi đi đeo cả một đời…
Mến mời ACE nghe: CHUYÊN ĐỀ: “GIA ĐÌNH ĐỘC HẠI & LÀM THẾ NÀO VƯỢT QUA NHỮNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ”
Phân tích một số vấn nạn xã hội và lý giải dưới góc độ tâm lý học
Gia đình độc hại: dấu hiệu và nguyên nhân sự lệch lạc tâm lý trong cách giáo dục con cái
Một số lỗi nhận thức theo thuyết nhận thức hành vi
Ảnh hưởng từ gia đình độc hại lên các thành viên
Định hướng vượt qua tổn thương tâm lý và giới thiệu hệ thống hỗ trợ
Nhờ ACE bấm nút LIKE, CHIA SẺ để nhiều người cùng biết và nhấn nút ĐĂNG KÝ kênh Lê Mỹ Trang để nhận xem thêm nhiều video hay và hoàn toàn miễn phí nhé!!
Cảm ơn ACE đã dành thời gian
Một trả lời cho “GIA ĐÌNH ĐỘC HẠI – KHÔNG CỐ Ý KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG ĐAU”