4 TÁC HẠI SẼ XẢY RA KHI BẠN KHÔNG BIẾT CÁCH QUẢN LÝ CẢM XÚC ĐÚNG CÁCH

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Quản lý cảm xúc quyết định chất lượng cuộc sống của bạn sẽ như thế nào chứ không phải những yếu tố khác – MS Frida

Khi bạn không biết quản lý cảm xúc tốt sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Ở đây, chúng ta sẽ điểm qua một số điều hiển nhiên dễ thấy trước.

1. Bạn sẽ phải trải qua những cảm xúc vượt ngưỡng, đau khổ tột độ và dai dẳng

Những cảm xúc tiêu cực hay tích cực, tất cả chúng ta đều sẽ trải qua. Ở trong một giới hạn thích hợp của từng người đó là những gia vị giúp cuộc sống thú vị hơn. Qua những khi buồn để ta biết thế nào là hạnh phúc. Qua những khi mất mát vụn vỡ ta biết trân quý sự xum họp tình yêu thương. Con người khó có thể sống mà chỉ nghiêng về một khía cạnh cảm xúc tích cực hay tiêu cực đơn thuần.

Tuy vậy, giữa xã hội nhiều biến động. Nếu chúng ta không có kỹ năng quản lý cảm xúc thì mọi thứ “gia vị cảm xúc” quá đà có thể làm hỏng luôn “hương vị cuộc sống”. Buồn một chút để nhìn lại là tốt nhưng nếu nỗi buồn kéo dài quá lâu làm ảnh hưởng đến các chức năng sống, thay đổi thói quen sinh hoạt và những nhịp điệu vốn có. Biến cuộc sống bạn thành một mớ hỗn loạn thì đến lúc bạn phải học lại cách để quản lý cảm xúc cá nhân

2. Các mối tương quan xung quanh sẽ đổ vỡ

Kông ai muốn kết thân với một người luôn có thể bùng nổ bất cứ khi nào. Niềm vui hay nỗi buồn đều phải có chừng mực của nó. Cảm xúc khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của chúng ta, có thể được ví như “liều ma túy” dẫn dắt các hoạt động đi sai lệch.

Quản lý cảm xúc không tốt không những làm chính bản thân bạn mệt mỏi khi cuộc sống cứ như đồ thị hình sin lên cao chót vót lại hạ xuông đáy sâu. Và rồi khi nhìn lại, các mối quan hệ cũng lần lượt đổ vỡ. Ai cũng mong cầu sự bình yên và hạnh phúc.. con người không muốn cảm thấy mình bị nguy hiểm và đe dọa. Những người không biết quản lý cảm xúc thì không khác gì những quả bom ẩn chỉ chờ kích nổ là… bùm!

3.Nguy cơ mất việc, sự nghiệp tan vỡ

Con người chúng ta luôn cần cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Nếu ai đó chỉ hành động dựa trên cảm xúc thì thường đó sẽ là những hành động bồng bột thiếu tính kiểm soát.

Một dự án, một chiến lược, .. nếu đặt vào tay những người chỉ hành động tùy hứng, sớm nắng chiều mưa trưa lâm râm thì khó có tổ chức doanh nghiệp nào tồn tại bền vững.

Có thể bạn sẽ nghĩ “vậy còn những người làm nghệ thuật thì sao? không phải họ cần cảm xúc để khơi nguồn sáng tạo sao?”. Vâng, đúng là vậy, nhưng đó chỉ là những phút giây thăng hoa trong công việc, bên cạnh tác phẩm tạo ra, nghệ sĩ cũng cần những giai đoạn khác để triển khai tác phẩm tới công chúng – khách hàng. Thông qua các quy trình làm việc chuyên nghiệp với đội nhóm, Điều này cần có kỹ năng quản lý cảm xúc để dẫn dắt những hành vi đúng đắn.

4. Những căn bệnh phát sinh

Nếu cứ để cảm xúc vượt ngưỡng, bùng nổ liên tục. Chúng ta sẽ mắc phải các dạng bệnh sau

Đầu tiên, bệnh thể lý xuất phát từ việc dòn nén cảm xúc quá mức. Còn được gọi là bệnh tâm thể. Đây là những dạng bệnh đến từ việc điều tiết cảm xúc chưa tốt, do yếu tố tinh thần gây nên chứ không phải từ một nguyên nhân cụ thể nào từ thể chất.

Ví dụ: có những người luôn cảm thấy nhức đầu không rõ nguyên nhân.

Thứ hai, bệnh tâm lý hay còn gọi là bệnh tinh thần như các hội chứng lo âu, trơ cảm xúc, trầm cảm, tâm thần phân liệt….

Từ 4 tác hại trên, chúng ta hãy nhớ cảm xúc cẩn được quản lý để bộc lộ theo những hướng đúng dắn, dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Chúng ta đều có ngưỡng chịu đựng về mặt cảm xúc, điều tiết để cảm xúc luôn ở trong ngưỡng chịu đựng và để cảm xúc là sắc màu cuộc sống, là động lực thúc đẩy chúng ta phát triển bản thân, thăng hoa hơn trong công việc và cuộc sống. Học để quản lý cảm xúc là điều ai cũng nên học.

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn