HÔM QUA CÓ NGƯỜI TỰ TỬ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Hôm qua mình đi học chạy ngang cầu Bình Lợi tầm 6g30 tối và mình thấy người ta tụ tập khá đông trên cầu. Vô tình, mình quay sang phải thì thấy 1 người đàn ông đã leo ra khỏi lan can từ lúc nào, đứng trên những ống nhựa to tít ngoài xa.

"Cảm xúc nếu không quản lý tốt nó có thể nhấn chìm bạn.." - ST

Trong này thì mọi người đứng nhìn, có người huơ tay chân, cũng có nhiều người tìm cách giúp …Mình muốn làm gì đó, nhưng mình ko biết phải làm gì? Người đó đứng xa và chỉ 1 bước thôi là… Lúc này thì không thể áp dụng lắng nghe thấu cảm hay tham vấn được.

Mình đã nặng lòng cả 1 buổi tối rồi đi học về 9g mà mình cứ suy nghĩ miên man và đi lạc đường luôn tới 10g mới về nhà.

–> Nếu là bạn bạn sẽ làm gì?

Hông biết người đó ra sao rồi?

…..

….

Qua đọc tài liệu trên mạng để chuẩn bị cho chuyên đề cuối tuần, mình được nghe thông tin khá ấn tượng “mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tự tử và nếu xếp tất cả họ thành 1 hàng ngang cách nhau 1 mét thì đi tới 20 cây số mới hết” – trích Kiến thức thú vị. Nguyên nhân thì rất nhiều nhưng trong đó 1/2 là do trầm cảm.

Qua đi học trò chuyện với 1 em sinh viên ngành tâm lý, em của một chuyên gia tâm lý khá dễ thương mình từng gặp thì được biết: em theo học ở một trường lâu đời truyền thống ở VN, chuyên ngành tâm lý giáo dục. Lớp em có 120 bạn thì trong đó có 1/2 các bạn có vấn đề tâm lý đang dùng thuốc hỗ trợ. Và mình chợt nhớ tới câu nói của một TS tâm lý hôm rồi: “Mấy người làm tâm lý nhiều người họ cũng bất ổn lắm”

Xã hội ngày nay chạy theo chủ nghĩa tiêu thụ. Người làm ra sản phẩm thì mong bán được thật nhiều hàng bất chấp cách thực hiện. Từ đó bằng những “chiêu PR hoàn hảo” họ tạo ra một XH tiêu dùng khi cứ lấy chuẩn “nhà người ta” ra để so sánh. Mọi người đánh giá nhau qua “phiên bản mới” của những thứ vật chất khoác lên người. Con người quên đi từ đủ trong từ điển để biết nên lúc nào cũng thấy thiếu.

Nhiều cảm xúc bất ổn được sinh ra trong những lối sống công nghiệp, nhưng chúng ta thường đi tìm cách kiếm tiền cách làm giàu nhưng lại bỏ quên việc tìm hiểu về quản trị cảm xúc để có thể biết cách đúng điều tiết cảm xúc cá nhân.

Phòng bệnh thì vẫn hơn là chữa bệnh, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc lo âu là một căn bệnh cũng như bao căn bệnh thể lý khác, cũng được quan tâm và điều trị. Từ lúc nào con người bề ngoài dưới những vỏ bọc hào nhoáng thì rất ổn nhưng tận sâu bên trong những sức khỏe tinh thần đã bất ổn từ lâu lắm rồi.

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn