CHƯA CÓ BẰNG THS THÌ CÓ LÀM GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC ĐƯỢC HÔNG?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Sau bữa up hình đi dự lễ tốt nghiệp về, mình thấy có nhiều bạn có thắc mắc là: “Chưa có bằng ThS thì có đi làm giảng viên được hông?”

Mình đi dạy tới nay là năm thứ 10 và tự hỏi ủa sao hm nay có nhiều người thắc mắc ghê ta. Sau đó mới biết là à thì ra có 1 bạn nữ xinh xinh nổi tiếng vừa nhận bằng ThS đợt rồi và bạn í thì được nhiều người biết đến đã là giảng viên một trường đại học nọ từ trước khi bạn í có bằng ThS.

Với kinh nghiệm cá nhân mình thì câu trả lời cho câu hỏi ở tiêu đề là: CÓ & KHÔNG

Nghe hơi ba phải ha :))) Quí vị bình tĩnh!!!

VÌ SAO CÓ?

Thực tế thì mình thấy có nhiều bạn trẻ chưa có bằng ThS nhưng vẫn được nhận vào trường ĐH vẫn được phân lớp dạy, vì nhiều lý do:

– Bạn có thành tích học tập ưu tú và có lộ trình đang học lên cao học (có nghĩa là chưa có bằng ThS thôi chứ vẫn đang học ThS không phải dừng ở Cử nhân nghen).

– Bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp vượt trội ở lĩnh vực trường cần. Một số ngành nghề có những người rất giỏi ở vị trí thực chiến ngoài đời nhưng người ta chưa có nhu cầu học tiếp cao học. Kiến thức kinh nghiệm thực tế của họ thì lại rất cần cho SV.

Như thực tế mình học ở trường nằm trong hệ thống ĐH Quốc gia vẫn có thầy đứng lớp chỉ đang là học viên cao học chứ chưa có bằng ThS. Nhưng thầy dạy rất tốt, nhiệt tâm và kinh nghiệm làm nghề thực tế quý báu.

– Bạn là người có tầm ảnh hưởng, có tệp fan lớn. Nếu để ý kỹ 1 chút có phải bây giờ các hoạt động cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi thương hiệu cá nhân hông. Và với mình thì việc xây được thương hiệu có tầm ảnh hưởng tích cực lên số lượng đông người cũng là 1 giá trị rồi.

– Bạn có thể là giảng viên thỉnh giảng đặc biệt cộng tác ngắn hạn với trường… vì ở lĩnh vực đó không tìm được người có bằng ThS TS đáp ứng nội dung cần dạy, thường là các môn thiên về thực hành kỹ năng nghề nghiệp nhiều.

– Ngoài ra còn các yếu tố cộng thêm từ các trường yêu cầu mỗi trường mỗi khác nhau.

VÌ SAO KHÔNG?

– Nếu chỉ có bằng cử nhân thôi và không có các yếu tố như mình kể trên thì gần như không thể làm giảng viên được. Theo quy định mình đọc về giảng viên phần phụ lục mới nhất 3/2024 của Bộ giáo dục thì bây giờ quy định tối thiểu cho vị trí Giảng viên đại học đã là ThS rồi. Mình nói tối thiểu nghen.

– Nếu chưa có bằng ThS mà có các yếu tố trên thì theo tìm hiểu của mình, bạn chỉ được giảng dạy chứ hông được hướng dẫn SV làm khoá luận tốt nghiệp.

– Ở một số nơi chưa có bằng ThS bạn có được nhận vào thì cũng chỉ là trợ giảng, không được đứng độc lập 1 môn mà phải chung với 1 GV khác đã có bằng ThS trở lên.

Và theo lộ trình cam kết với trường trong bao lâu đó bạn phải có bằng ThS nếu hông sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

….

Đó là vài chia sẻ từ kinh nghiệm dạy, học của mình dưới nhiều vai trò. Và kết luận lại thì:

ĐỪNG CHỈ ĐÁNH GIÁ AI ĐÓ QUA BẰNG CẤP

ThS bây giờ không còn quá khó để có được đâu.

Nên nếu chỉ nhìn vào bằng cấp để đánh giá trình độ của một người thì chưa đủ. Mình nhận bằng ThS lúc 24 tuổi (12/2014), tức là hơn 10 năm trước nhưng thú thật lúc đó mình học vì hoàn cảnh gia đình mình không thể đi làm toàn thời gian được, mình chỉ có ít thời gian trống tranh thủ cho việc học để không lạc hậu, và cũng vì lý do đặc biệt khác. Nếu nhìn lại 10 năm trước khi đó tốt nghiệp xong thì mình hoàn toàn không có kinh nghiệm giảng dạy thực tế gì cả.

10 năm qua mình vẫn không ngừng học hỏi từ nhiều người, học thêm nhiều khoá, trải nghiệm nhiều hoạt động khác… để tích luỹ cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

Nên không thể lấy cái danh ThS ra rồi oánh giá ThS nào cũng như nào là hông đúng. Mình nhắc đi nhắc lại là có nhiều người đang là cử nhân thôi nhưng họ học rất nhiều từ nhiều nguồn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế rất tốt.

Mình vẫn hay nói với các bạn trẻ, tốt nghiệp đại học đi làm trải nghiệm rồi quay lại học cao học (nếu muốn) vẫn sẽ có góc nhìn rộng mở hơn là học ngay. Tuy nhiên, sự lựa chọn nào cũng có nhiều mặt, người quyết định là bạn. Hiện tại mình học VB2, thầy cô dạy hầu hết đều nhận định dạy VB2 rất khác với VB1, “vì các anh chị ở đây có sự từng trải nhiều hơn”, chủ động và linh hoạt hơn trong tiếp nhận kiến thức. Nhiều thầy cô còn đánh giá dạy VB2 cũng như dạy cao học.

….

Quay lại cái bạn xinh đẹp mới tốt nghiệp kia (bạn í bằng tuổi mình á hehe), mình tin bạn ấy giỏi và dư sức học tiếp cao hơn nữa. Biết đâu ít lâu nữa bạn í còn học TS á hihi…

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn