ĐỪNG SỐNG MÃI TRONG TÂM THẾ NẠN NHÂN

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Gần đây cả nước quan tâm đến vụ một cháu bé nhỏ không may rơi xuống trụ bê tông tại một công trình và tử vong. Sau nhiều nỗ lực thì kết cục đã không có phép màu xảy ra. Người mất đã mất và người sống bắt đầu truy tìm người để đổ lỗi.

👉Người thì đổ cho chính quyền xã hội không đủ tốt khiến cho nhiều đứa trẻ như em vất vả mưu sinh nên mới xảy ra cơ sự trên

👉Người thì đổ cho chủ công trình không chú trọng cẩn thận đến an toàn

👉Người thì đổ cho tâm linh huyền bí này nọ

💢💢💢 Cái câu sáng nay đập vô mặt mình làm mình phải viết bài này là: “Nếu như miệng trụ bê tông được bịt kín thì con chị đã không mất”. Thật lòng, mình tiếc thương người đã mất nhưng mình không đồng lòng với quan điểm này của những người còn sống nào đó đang cho rằng như vậy. Vì đó là đang cho bản thân sống trong tâm thế nạn nhân, cho đến khi nào bạn chưa thoát được tâm thế đó thì cuộc sống bạn sinh sát sướng khổ mãi đặt vào tay người khác. Bạn vô can trong chính cuộc đời bạn sao? Trụ bê tông được bịt thì liệu cuộc đời này hết nguy hiểm? giống như câu chuyện 1 ông vua đi ra đường bị chảy máu chân và ra lệnh trải thảm toàn vương quốc nọ, nhưng quan đại thần đã bảo: “nhà vua chỉ cần mang giày bảo vệ chân của chính Ngài thôi”…..

TÂM THẾ NẠN NHÂN LÀ GÌ?

1. Khái niệm:

“Tâm lý nạn nhân là một thuật ngữ trong tâm lý học dùng để chỉ một loại tư duy rối loạn chức năng, cố gắng tìm kiếm cảm giác bị ngược đãi để được quan tâm, chú ý hoặc tránh việc phải tự chịu trách nhiệm. Những người phải đối mặt với hội chứng tâm lý nạn nhân tin rằng cuộc sống không chỉ nằm ngoài tầm kiểm soát mà còn cố tình làm tổn thương họ. Niềm tin này dẫn đến việc họ liên tục đổ lỗi, buộc tội và tỏ ra thương hại do cảm giác bi quan, sợ hãi và tức giận. Nói một cách đơn giản, khi mắc hội chứng tâm lý nạn nhân có nghĩa là đổ lỗi cho người khác và cho hoàn cảnh đã gây ra bất hạnh cho bản thân”

2. Nguyên nhân:

“Không ai sinh ra đã mắc hội chứng tâm lý nạn nhân, cũng như không ai sinh ra đã bị trầm cảm hay rối loạn lo âu. Thay vào đó, tâm lý nạn nhân là một đặc điểm tính cách học theo, có nghĩa là đó là kết quả của cơ chế phản xạ và bắt chước khi còn nhỏ.Hầu hết người mắc hội chứng này đều là nạn nhân lúc bé, có thể đó là lạm dụng về thể xác, lạm dụng tình dục, lạm dụng cảm xúc hay lạm dụng tâm lý. Hội chứng tự coi mình là nạn nhân cũng có thể hình thành thông qua các mối quan hệ đồng phụ thuộc giữa con cái với bố mẹ, hoặc đơn giản qua việc quan sát và làm theo từ thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, cho dù mọi chuyện xảy ra thủa thơ ấu đều hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng khi trưởng thành chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện quyền của mình và khẳng định trách nhiệm đối với hạnh phúc của mình”

Nguồn trích dẫn trong bài: Link bài đầy đủ về Tâm thế nạn nhân: https://docco.vn/hoi-chung-tam-ly-nan-nhan-nguyen-nhan…/

Ảnh: Vnpress

Khu công trường nơi xảy ra tai nạn – hình VNpress

👉 Ngoài ra, ACE có thể kết nối với Trang tại:
💌Youtube: Lê Mỹ Trang
💌 Tiktok: Lê Mỹ Trang
💌 Fanpage: Lê Mỹ Trang UYP
💌 Group FACEBOOK đồng hành cùng nhau chia sẻ về kiến thức tâm lý, giao tiếp, pp giáo dục tich cực: Hiểu Mình Hiểu Người Sống An Vui
💌 Nhóm Zalo nội bộ của cộng đồng Hiểu Mình Hiểu Người: TẠI ĐÂY
💌 Email: lemytrang89@gmail.com

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn