Ừ …. THÌ SAO?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Ai rồi cũng đi về phía cuối hành trình, không một ai ở đỉnh được mãi. Mà, đặc biệt khi biết mình đang ở đỉnh thì tiếp sau đó sẽ là triền dốc để … đi xuống. Chả có thứ gọi là “mãi đỉnh”. Bớt ảo vọng, bớt ái kỉ, dìm mình trong hoang tưởng, để sống thật ở cuộc đời chỉ 1 lần sống vẫn tốt hơn, với mình là vậy. Nếu cứ chắp niệm mình luôn phải đỉnh thì rất nguy hiểm, từ chỗ cao nhất rơi xuống sẽ khiến bạn… tổn thương nhiều nhất”- Frida

Lại 1 cái chớp mắt đã là thứ bảy

Quay 1 cái đã qua gần 1/2 tháng 10

Hôm qua đi học nghe thầy giảng có đoạn “Chúng ta ngồi thở thôi thì tuổi sinh học của mình cũng được cộng thêm từng ngày”. Đúng vậy ha, mới ngày nào còn là đứa bé đi đâu cũng nghe mẹ bảo: “Chào bác đi con, chào cô đi con, chào chú đi con”, rồi được gọi là bé con. Lớn chút thành cô nhóc, đi làm thì phụ huynh bảo: “Ồ cô giáo sao trẻ thế”. Vậy đó, mà giờ đã ngồi nhổ tóc bạc cho chính mình được rồi.

Tiếng nói “sao trẻ thế” cũng vơi dần vơi dần. Giờ thậm chí gọi mấy người tóc bạc U50 60 là anh là chị luôn á chứ. Vì mẹ mình tính tuổi theo năm sinh thì cũng U80 còn gì.

Ai cưỡng lại được quy luật của đất trời? đa phần nhiều người mong muốn trẻ và níu kéo sự trẻ, uhm cũng đúng, nhưng với mình thì trẻ hơn 5-7 tuổi là được rồi, chứ mong mà cải lão hoàn đồng tiêm này tiêm nọ, cắt gọt này nọ để U50 U60 mà đua với “hồng hài nhi” 18 đôi mươi thì chỉ là đang lấy sở đoản ra tranh với sở trường của người khác. Hơi vô nghĩa.

Ai rồi cũng đi về phía cuối hành trình, không một ai ở đỉnh được mãi. Mà, đặc biệt khi biết mình đang ở đỉnh thì tiếp sau đó sẽ là triền dốc để … đi xuống. Chả có thứ gọi là “mãi đỉnh”. Bớt ảo vọng, bớt ái kỉ, dìm mình trong hoang tưởng, để sống thật ở cuộc đời chỉ 1 lần sống vẫn tốt hơn, với mình là vậy. Nếu cứ chắp niệm mình luôn phải đỉnh thì rất nguy hiểm, từ chỗ cao nhất rơi xuống sẽ khiến bạn… tổn thương nhiều nhất.

Một chia sẻ mình nghe được trong 1 hội thảo, khi được hỏi về ước mơ thì 1 anh U50 chia sẻ, muốn cống hiến hết mình rồi khi về hưu thì tầm 65t là “đi” được rồi và mong “đi nhanh nhanh, đừng trở thành gánh nặng, nằm dầm dề khổ con cháu”

Mình nhớ hôm đó chủ toạ có nói một đoạn phản hồi lại anh này, từng lời từng chữ mình không nhớ rõ nhưng đại ý là “giá trị của con người không phải chỉ là thành tựu… gánh nặng cần có để học hỏi và phát triển, đừng quá lo lắng hãy để mọi thứ tự nhiên”.

Mình đã từng chứng kiến người khác về hưu và rơi vào trầm cảm từ khủng hoảng tuổi già khi cho rằng bản thân không còn giá trị cống hiến. Và bản thân cũng rơi vào nhiều cơn trầm buồn khi có nhiều xáo động trong công việc.

Rồi, lặng lại lắng nghe nỗi buồn, đến một giai đoạn chấp nhận buông những thứ không còn phù hợp, chấp nhận sự bất toàn. Kiểu như: “Ừ mọi việc…. ừ chính tôi… rồi, thì sao?”

Nếu đánh đồng giá trị bản thân chỉ trong những thành tựu thôi rồi mất khía cạnh nào đó, chỉ 1 khía cạnh cuộc sống thôi.. tưởng chừng như mất hết. Nhưng thành tựu cũng chỉ là 1 khía cạnh thôi mà? chúng ta còn nhiều hơn trong cuộc sống đa dạng này.

Mình nhớ trong khoá học về nhận thức hành vi, có 1 bài tập cô giáo cho lớp làm, đó là giúp người khác sửa lại lỗi sai trong nhận thức của họ để làm dịu cảm xúc và giảm nhẹ nỗi đau.

VD:

1 người đàn ông phá sản nói “Tôi đã mất hết tất cả” và anh ta muốn 44

=> “Anh đã mất hết tài sản, công việc hiện có. Anh còn gia đình, còn sức khoẻ, còn cơ hội khác … Anh có thể mất rất nhiều chứ không phải tất cả”

1 người phụ nữ thất bại trong 1 kế hoạch đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến team và tự làm đau bản thân trong sự dày vò: “Tôi là đồ vô dụng, tôi chẳng làm được gì cả”

=> “Chị đã thất bại trong kết hoạch này, nhưng chị đã từng thành công trong những kế hoạch khác. Chị không làm được việc này không đồng nghĩa với chị là người vô dụng”

1 người đã bị từ chối 3 lần trong tình yêu và muốn đóng lòng mình lại mãi “Chắc chắn tôi sẽ không có ai yêu, tất cả những nỗ lực của tôi đều thất bại, mọi người đều ghét tôi”

=> “Bạn đã bị từ chối 3 lần, không có gì thể hiện việc đó đồng nghĩa với việc mọi người đều ghét bạn. 3 lần nỗ lực thất bại khác với tất cả”

Nhận thức đúng hành động đúng.

Trong một xã hội trọng dụng nhân tài. Nếu hông tỉnh táo thì đôi khi thành tựu mình đang có dễ khiến mình nghĩ: “Do tôi giỏi, công của tôi toàn bộ” nhưng phải vật hông?

Nhìn rộng ra thì….

thành tựu của một cá nhân là sự cộng hưởng của cả 1 tập thể

1 rapper toả sáng trên sân khấu với những phát ngôn hùng hồn về hào quang của anh í mà quên rằng để ánh hào quang í lấp loáng còn có sự góp mặt của: nhạc sĩ, vũ đoàn, nhà sản xuất chương trình, team marketing, âm thanh ánh sáng, nhà tài trợ, thợ may trang phục, nhân viên make up, … rộng ra hơn nữa thì còn là sự may mắn, may mắn vì thứ đang có phù hợp với thị hiếu thời đại. Nếu cũng là tài năng đó nhưng không phải trong thời gian này mà ở 1 thời điểm khác thì không phải sự tán tụng tiếng vỗ tay mà là vài lời bình phẩm “ôi chỉ là xướng ca vô loài” đúng không?

Mình cũng lại nhớ trong cuộc nói chuyện với 1 bạn trẻ đẹp trai, nói tiếng Anh hay, là du học sinh về nước, là giảng viên 1 trường đại học to to, bạn ấy bảo: “Em không thấy mình giỏi, em thấy mình quá may mắn.. vì biết đâu những người khác nếu có cơ hội được gia đình khá giả như em, được đi du học như em họ còn làm tốt hơn em nhiều…”

Không phải ai đang ở trong “hào quang” cũng nhận ra được như bạn trẻ này.

Và nếu ý thức thứ mình có không hoàn toàn do mình 100% thì khi có không còn nữa, mình sẽ có thể nhẹ nhàng buông:

“Ừ… thì sao?”

….

Hình: Pinterest

Lê Mỹ Trang – Suy tư ngày mưa chiều thứ 7 sụt sà sụt xịt *bị cảm*

Một trả lời cho “Ừ …. THÌ SAO?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn