HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH TỔN THƯƠNG QUÁ KHỨ – P2

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

Bạn hãy ngồi xuống..

lấy giấy bút ra vẽ 2 hình người đơn giản và liệt kê ra 5 đặc điểm. Hình bên phải sẽ là người bạn ngưỡng mộ với 5 đặc điểm bạn thấy cảm mến nơi họ. Hình bên trái sẽ là hình người bạn dị ứng với 5 đặc điểm ít người biết về họ nhưng bạn lại nhìn thấy rất rõ.

Trong 5 – 10 phút thôi nhé…….

Rồi vẽ đi đọc gì?…

vẽ xong rồi đọc tiếp :)))

……..

……..

……..

……..

……..

Xong rồi hả?

.. giờ cho 2 hình người đó ở bên trong 1 vòng tròn to nhé. Đưa xa bức tranh ra nào, đó chính là CÁI BÓNG của bạn đó.

+ 5 điều về người bạn ngưỡng mộ là 5 điều bạn đang hướng tới, khao khát có được hoặc đã có nhưng chưa đạt mức bạn muốn

+ 5 điều về người bạn dị ứng/ghét đó chính là điều bạn chưa vượt qua được.(Lưu ý: có hay chưa có, có ở mức nào là do đánh giá chủ quan từ bạn nhé, nó có thể không đúng với nhìn nhận từ người khác)…

Hôm nay chúng ta nói với nhau tiếp về SỨC ẢNH HƯỞNG LỚN LAO CỦA VÔ THỨC

Hãy hình dung ra 2 hình ảnh này: tảng băng ngầm làm dắm tàu Titanic năm xưa hoặc hình ảnh địa đạo Củ Chi/Vĩnh Mốc.

Có phải năm đó, những người trên tàu không bao giờ nghĩ tàu Titanic sẽ chìm vì họ thấy nó quá bự, quá siêu vip pro?!

Có phải năm đó, lính Mỹ không hiểu nổi sao người Việt có thể thoắt ẩn thoắt hiện. Họ không hiểu điều gì đang xảy ra, họ thất bại vì sao?

…Đó, có những thứ cũng như ví dụ trên, bạn không biết không có nghĩa nó không tồn tại và không ảnh hưởng đến bạn.

Vô thức tương tự vậy.

ĐIỂM KHỞI PHÁT CHẤT LIỆU HÌNH THÀNH TRONG VÔ THỨC ĐẾN TỪ NỀN MÓNG QUAN TRỌNG: GIA ĐÌNH

Chúng ta đã từng là những đứa trẻ:

+ Hiếu kỳ, thích khám phá

+ Liên tục hỏi những câu hỏi vì sao để thoả mãn sự hiểu

+ Bày tỏ cảm xúc không ngại ngùng: ngạc nhiên với điều mới, la làng với điều bất bình, mạnh mẽ nói ra nhu cầu

+ Chơi đùa, thưởng thức cuộc sống với sức sống và khả năng sáng tạo không giới hạn

+ Sống bản năng, tin vào trực giác và không bị mua chuộc bởi tiền/vàng

+ Biết phải tin ai và không tin ai…Rồi những ĐỨA TRẺ lớn lên theo thời gian trôi, sống với TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI LỚN

+ Đừng tin vào chính mình: “Con không làm được đâu, đừng làm” Mày thì làm được trò trống gì” “Đồ không đần độn ngu ngốc”

+ Đừng bộc lộ cảm xúc: “Con không có quyền giận bà, vì bà đẻ ra mẹ con”, “Con nít con nôi mà bày đặt giận” “Ở đó mà khóc lóc, tao cho nhịn đói” “Giỏi thì đi ra khỏi nhà đi, khóc lóc nữa tao đánh”

+ Đừng lên tiếng: “Thứ mất dạy, nứt mắt ra đã cãi vanh vách” “Mày còn nhỏ không có quyền lên tiếng ở đây” “Im mồm đi không tao vả vào mồm bây giờ”

+ Đừng chủ động làm gì cả: “Có ai làm như mày không? mày thấy mày có giống ai không?” “Đừng tự mình hành động không giống ai, trông ngu si lắm” “Đừng có phá hoại, cứ theo lối cũ mà làm”…

SỐNG VỚI NGƯỜI LỚN, CẢM XÚC CỦA ĐỨA TRẺ HỒN NHIÊN NĂM NÀO.. MẤT ĐI

Thay vào đó:

+ Đứa trẻ phải học cách xây dựng cái tôi giả, trở thành hình mẫu như người khác muốn

+ Phải thể hiện cảm xúc người khác hài lòng

+ Phải giấu đi nhu cầu chính đáng vì đó là: điều xấu, khác người

=> Càng lớn bên trong càng trống rỗng, đứa trẻ lớn lên mải miết tìm sự bù đắp bên ngoài

=> Càng lớn các lớp mặt nạ phủ lên mặt càng sâu dàyĐứa trẻ trong thân xác người lớn tốn rất nhiều năng lượng để giữ cho MẶT NẠ khỏi rơi để che giấu mặt thật.

ĐỂ RỒI CHÚNG TA:

+ Trở nên mỏng manh dễ bị tổn thương, dễ bị lạm dụng/lợi dụngTiếp tục tạo ra những gia đình bất ổn (ly thân, ly dị, bạo hành, bỏ rơi, nuông chiều…)

+ Mất đi khả năng phòng vệ, dễ mắc các bệnh kinh niên

+ Đánh mất chính cuộc sống hạnh phúc an bình chúng ta xứng đáng được hưởng……

Những người lớn mang trong mình 1 đứa trẻ đầy tổn thương sẽ mãi ĐI TRÔN nếu không nhận ra vết thương nơi chính mình và tìm cách chữa lành nó.

(Còn tiếp – nếu siêng sẽ viết :)))

Hình: Pinterest

P/s: Ah mà bạn có muốn đọc tiếp không? ^^

Lê Mỹ Trang – một đêm Sài Gòn tháng 5

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn