HIỂU ĐÚNG VỀ TÂM BỆNH – HIỂU ĐỂ BAO DUNG HƠN – P2

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Thấu hiểu, bao dung và thương xót là thái độ ta cần có với người mang tâm bệnh”

PHẦN 2: TÂM BỆNH TỪ GÓC NHÌN HỆ THỐNG TỔ CHỨC (DOANH NGHIỆP, DÒNG TU)

  • Tâm bệnh (các rối loạn về tâm thần) có thể dẫn đến các chứng bệnh về thể lý.

VD: Stress có thể dẫn đến ngứa trên da, đau nửa đầu, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ…

  • Sự cao cả quá mức (giả tạo) cũng tạo ra tâm bệnh, từ sự dồn nén quá mức.
  • Sự an yên giả: có nhiều người ngày nay chạy theo phong trào thiền định, đi tìm về vùng thiên nhiên vắng vẻ hay đi du lịch.. và nghĩ như thế là bản thân tìm được an yên. Nhưng thực tế đó chỉ là an yên giả tạm thời, vì sau đó những ngày tháng ngắn ngủi đó qua đi chúng ta vẫn phải quay về và đối mặt với thực tại. Nếu lợi dụng điều đó quá mức có thể dẫn đến sự tránh né. Thiền định, tĩnh tâm, du lịch, .. đều rất tốt nhưng sẽ chỉ dừng lại ở bước giúp chúng ta tĩnh lặng lại bình tâm lại rồi quay lại đối diện với vấn đề chứ không phải ta vùi quên trong nhũng hoạt động đó. Vấn đề không giải quyết thì sẽ vẫn còn đó, và khi đó thì không thể an yên được.
  • Hầu hết mọi người đều có sự tổn thương tâm lý ở mức độ nào đó. Ít hay nhiều, có người tự vượt qua được có người cần sự hỗ trợ từ người khác. Có những vết thương cần được thương xót và chữa lành. Môi trường tu đức nhà dòng có được sự nâng đỡ, thấu hiểu về mặt tinh thần nhưng chưa đủ.

VD: Các hành vi lệch chuẩn trong dòng tu, người đời thường dễ dàng lên án, đánh giá chê trách các tu sĩ. Nếu nhìn rộng ra, ở bước sàng lọc đầu vào, những con người đó đều có những vết thương nhưng quá trình sàng lọc chưa đủ sâu để nhận diện nâng đỡ thấu hiểu. Đa phần các hình thức sàng lọc tập trung vào trình độ giáo dục và thể chất, chưa có những sàng lọc về mặt tâm lý.

  • Nhìn một con người ở hiện tại cần nhìn rộng ra hơn, ai cũng có quá khứ để hình thành nên hiện tại và ai cũng có tương lai dựa vào sự nỗ lực, nâng đỡ ở hiện tại. Thiếu sự thấu hiểu và khi vào đến dòng tu, tổ chức các cá nhân có vết thương sẵn lại dễ dàng bị căng thẳng bởi nhiều yếu tố:

+ Bị động trong vai trò: không biết mình nên làm gì, làm thế nào

+ Bị những đánh giá mang tính trừu tượng chung chung khó hiểu giày vò, kiểu “Em thiếu đạo đức, em thiếu tình hiệp thông, em thiếu đức tin, anh thiếu trách nhiệm…” (nhưng thế nào thì là đạo đức, hiệp thông, đức tin, trách nhiệm… thì lại không được cụ thể bằng những hành vi rõ ràng để người được góp ý dễ thay đổi, đa phần đều phải TỰ HIỂU)

+ Bị gán lên mình những kỳ vọng mơ hồ

+ Bị triệt tiêu tiếng nói, kiểu “mọi người cứ góp ý nhưng nghe hay không thì do lãnh đạo/bề trên quyết”

  • Tất cả điều trên khiến những cá nhân trong tập thể mò mẫm trong tuyệt vọng để tìm hướng đi. Một số người rời tổ chức, một số người ở lại vì sợ điều tiếng, và ở lại miễn cưỡng nên sinh ra những hành vi dồn nén lệch chuẩn.
  • Cần định nghĩa rõ rang về hành vi, làm rõ vai trò trách nhiệm phần góp chung của cá nhân trong tổ chức, tính từ cần được làm rõ bằng động từ… từ đó mới tạo cho các cá nhân cảm giác ĐƯỢC THUỘC VỀ, cảm giác MUỐN VỀ.
  • Hệ thống đóng vai trò quan trọng tác động rất lớn đến cá nhân.
  • Một vấn đế tiếp của Việt Nam chính là quy mô tổ chức phát triển mạnh vượt quá khả năng quản lý của người sáng lập. Hiện trạng hiện nay: rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi của VN đều bán thương hiệu cho nước ngoài.

“Sự bền vững của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ tinh thần của những con người bên trong tổ chức đó”

Tổ chức có thể coi như một vòng tròn, nếu cá nhân trong đó có sự lo âu đó là kết quả của sự tương tác với các thành viên trong tổ chức. Vòng tròn lo âu có dấu hiệu của tất cả thành viên. Nên một thành viên trong tổ chức/gia đình/dòng tu có vấn đề thì cần quan sát rộng đến các mối tương quan xung quanh chứ không phải chỉ tập trung vào cá thể đó.

Bạn có quen với câu nói của bác sỹ khi thông báo về tình hình bệnh của bệnh nhân: “Mời người nhà vào đây, tôi giải thích cho nghe”

  Không thể tách rời cá nhân ra khỏi tập thể, nếu chỉ tập trung chữa trị cho cá nhân mà bỏ qua bối cảnh rộng thì sau đó họ quay lại tập thể và… đâu lại vào đấy!

—–

HAI CÂU HỎI SAU CHUYÊN ĐỀ

Câu hỏi 1: Nếu là người yếu thế trong một tổ chức thì nên làm gì khi thấy các vấn đề bất ổn của tổ chức đó ?

  • Hãy giải quyết nếu đó là vấn đề thật. Lưu ý ngày nay người ta thường truyền tai nhau về việc nhìn tích cực lên, nếu đó là vấn đề thật thì cần giải quyết, nhìn tích cực không thay đổi được vấn đề (dễ rơi vào tích cực độc hại).
  • Nếu không thể giải quyết được thì suy nghĩ về giới hạn của mình, những giá trị sống mà bản thân đặt ra, nếu vẫn trong giới hạn chịu đựng được ta có thể chấp nhận ở lại « sống chung với lũ » hoặc rời đi khi mọi thứ vượt khung giá trị của mình.

VD : Một cô giáo giỏi chấp nhận ở lại một trường học với mức lương không tương xứng với công sức vì học trò nghèo hiếu học. Cô sẵn lòng bị kiểm điểm kỷ luật vì những quy định này nọ nằm ngoài giá trị khung. Nhưng cô quyết định rời đi khi thấy hiện trạng ở đó xấu đến mức vi phạm giá trị cô đặt ra về mặt đạo đức nghề nghiệp.

  • Vẫn còn một trường hợp tổ chức đó không có nhiều vấn đề nghiêm trọng như bạn nghĩ, người có vấn đề là bạn và bạn có xu hướng « nạn nhân hoá, thảm hoạ hoá » mọi thứ thì chính bạn là người cần đi hỗ trợ tâm lý.

  Câu hỏi 2 : Cách để chung sống với người nhà có sự bất ổn về mặt tâm lý, có tâm bệnh và hành vi ảnh hưởng đến các thành viên ? vì người nhà thì không thể bỏ đi được.

  • Hãy nhớ rằng chúng ta hiểu được sau những hành vi lệch chuẩn là nhũng vết thương cần được thấu hiểu và thương sót. Chúng ta hiểu được các giai đoạn phát triển tâm lý theo các tác giả đã nghiên cứu và công bố. Chúng ta nhận diện và hiểu được bản thân phía sau các hành vi lệch chuẩn là gì ? vậy thì, các học thuyết đó cũng đúng với ông bà cha mẹ chúng ta, hoặc bất kỳ ai trên đời này. Ai cũng cần được thấu hiểu và thương xót. Hiểu để nâng đỡ họ, giúp đỡ họ trong khả năng và khi cần cũng có thể chuyển gởi họ đến những nơi uy tín có khả năng hỗ trợ họ.
  • Hãy nhớ rằng, có những điều chúng ta cảm thấy khó chịu với người nhà ở thời điểm hiện tại như sự kiểm soát quá mức, sự hà tiện, khắt khe.. nhưng hãy nhớ rằng họ sinh ở thời điểm khác, và đó là cách thức đã giúp họ tồn tại và nuôi ta lớn lên.
  • Thấu hiểu, bao dung và thương xót.

……

Lê Mỹ Trang ghi chép sau chuyên đề “HIỂU ĐÚNG VỀ TÂM BỆNH”, Chủ Nhật ngày 21/04/2024 tại Trung Tâm Linh Đạo I Nhã Đắc Lộ ,với sự trình bày của TS Hoàng Minh Tố Nga – TS Tâm lý trị liệu – ĐH Minnesota

Link PHẦN 1: TÂM BỆNH TỪ GÓC NHÌN HỆ THỐNG GIA ĐÌNH

Tóm tắt nội dung

bias bùng nổ cảm xúc bùng nổ tuổi teen chữa lành đứa trẻ bên trong con cái tuổi teen dạy con tuổi teen dạy học chủ động dạy học tích cực dạy kỹ năng mềm hiệu quả dồn nén cảm xúc gia đình độc hại giáo dục con cái tuổi teen giờ học hạnh phúc hiểu con tuổi teen khoá học ngắn hạn kỹ năng mềm kỹ năng quản lý thời gian kỹ năng sống kỹ năng viết lê mỹ trang nghiệp vụ sư phạm nhà tiền tập dòng Phan Sinh nhận thức hành vi phương pháp dạy kỹ năng quản lý cảm xúc quản lý cảm xúc cá nhân quản lý thời gian sai lầm trong quản trị cảm xúc sức khoẻ tinh thần thay đổi nhận thức thông điệp của cảm xúc thăng tiến đời sống trà sữa cùng teen tuổi dậy thì tuổi teen tâm bệnh học tâm lý ứng dụng tư duy phản biện tối giản tâm trí tổn thương quá khứ viết thế nào hiệu quả văn hoá việt nam vấn đề trong hôn nhân định kiến đứa trẻ bên trong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn