Khi trả lời câu hỏi này chúng ta có thể nghĩ đến tài sản thuộc dạng vật chất như: nhà, xe, đất, tài khoản nhiều số, vàng, cổ phiếu… và đa phần phụ huynh nhiều đời đang cố gắng nỗ lực hàng ngày để con cái “Có tương lai, bằng bạn bằng bè”, để con “ra đời không thua thiệt ai”.
Điều này đúng nhưng chưa đủ.
Dưới góc nhìn của các học thuyết tâm lý nhân cách, vốn liếng mà đứa trẻ rất cần để ra đời sống với người, với đời, để có cuộc sống bình an hạnh phúc chính là những trải nghiệm yêu thương vô điều kiện từ gia đình. Trẻ cần những cha mẹ đủ tốt để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách từng bước.
Chúng ta thường chú trọng nuôi dưỡng trẻ đủ cân, bảnh bao về dung mạo.. nhưng quên rằng yếu tố sức khoẻ tinh thần vô hình phía trong cũng quan trọng không kém. Những quan niệm chưa đúng đắn qua giáo dục gieo vào đầu trẻ thơ có thể định hướng hành vi sai lệch, tác động mạnh vào nhận thức của trẻ khi lớn lên. Một người thành công chưa chắc là hạnh phúc.
Để hiểu hơn vai trò của giáo dục gia đình trong những năm đầu đời ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách của người trưởng thành, mời ACE tham gia chuyên đề giáo dục: “ĐỨA TRẺ NĂM XƯA – NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH HIỆN NAY”
Thời gian: 19g15 online qua Google meet vào 2 tối thứ 7 – 2, 9/12/2023.
Phí tham gia: TỰ DO
Link đăng ký: TẠI ĐÂY
P/s: Nhờ ACE giới thiệu cho người cần nhé!