HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH TỔN THƯƠNG QUÁ KHỨ – P4

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on pinterest
Share on email
Share on skype
Share on telegram

Chia sẻ tới mọi người để trao đi nhiều giá trị hơn bạn nhé! 

“Khi bạn có vấn đề trong hôn nhân, nơi bạn tìm về để giải gỡ chính là gia đình và các mối quan hệ thân mật thời thơ ấu”

Bạn nào chưa đọc các phần trước có thể đọc lại PHẦN 1, PHẦN 2, PHẦN 3 trước khi vào bài này nhé

Đừng nghĩ lớn lên là thoát ly gia đình. Chính các mối quan hệ quá khứ hình thành cho ta niềm tin và cách ứng xử ở thời trưởng thành, đặc biệt là ứng xử với các mối quan hệ thân mật khi lớn lên: vợ – chồng, con – cái.

Theo lý thuyết của tác giả Erik Erikson, đời người đều trải qua những giai đoạn nhất định và mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu cần phải được đáp ứng, có những nhiệm vụ cần được hoàn thành. Nếu không chúng ta sẽ mắc kẹt ở giai đoạn đó và lớn lên cứ mãi khao khát đi tìm cách đáp ứng đứa trẻ năm xưa trong thân xác người lớn.

TUỔI ẤU THƠ 0 – 1 TUỔI

– Nhiệm vụ chính giai đoạn này: Xây dựng mối gắn bó thân mật. Kiểu gắn bó trẻ có thời này sẽ là hình mẫu kiểu gắn bó khi trẻ lớn lên.

– Người nuôi dưỡng trực tiếp giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc, tin tưởng yêu thương, là nền tảng cho sự tách biệt sau này.

=> Nếu những nhu cầu cơ bản được đáp ứng đủ: trẻ lớn lên với niềm tin mạnh mẽ vào giá trị bản thân, dám bộc lộ cảm xúc, nói lên nhu cầu chính đáng của mình. Ý thức đủ về sự đáng yêu của bản thân.

=> Nếu những nhu cầu không được đáp ứng (trẻ bỏ bỏ rơi, bị lạm dụng, đối xử tệ bạc): tạo cho trẻ cảm giác không được yêu thương vì bản thân không đáng được yêu thương. Lớn lên với sự hổ thẹn, nhút nhát. Dễ rơi vào trường hợp uỷ mị bấu víu hoặc trốn tránh các mối quan hệ thân mật.

+ Đứa trẻ lớn lên sợ các mối quan hệ thân mật vì ám ảnh “sự bỏ rơi”+ Bám dính trong các mối quan hệ cho dù đó là quan hệ độc hại, luôn có cảm giác sợ mất ngay cả những lúc nồng cháy nhất

+ Luôn cần thoả mãn khoái cảm môi miệng (ăn, uống, hút, bú, mút…)

+ Mất đi niềm tin vào sự độc đáo của chính mình và tính lương thiện của người đời. Dù thực tế có gặp người tốt.

GIAI ĐOẠN TRẺ TRÊN 1 – 3 TUỔI

Đây là giai đoạn trẻ biết đi, biết nói – đánh dấu cột mốc tự lập tách biệt một phần khỏi người nuôi dưỡng.Giai đoạn trẻ bắt đầu nói “KHÔNG” để xác định ranh giới và thể hiện ý kiến cá nhân.

Giai đoạn trẻ bắt đầu nghe tiếng “KHÔNG” từ người xung quanh, bắt đầu biết chấp nhận sự khước từ mà giai đoạn trước đó không có. Đây là giai đoạn người nuôi dưỡng nên tạo nhiều trải nghiệm cho trẻ thử và sai để nhận biết linh hoạt về thế giới xung quanh. Dạy trẻ tập biết đâu là giới hạn bản thân được làm, không được làm. Đâu là những tiếng “Không” cần thiết phải nghe và làm theo.

Trẻ cần được khích lệ để linh hoạt qua lại giữa sự phụ thuộc và độc lập. Người nuôi dưỡng cần bỏ bớt tính kiểm soát, bắt trẻ làm răm ráp theo ý người lớn để trẻ hình thành cái tôi vẹn toàn.

=> Những vấn đề của giai đoạn này:

+ Nếu trẻ bị cấm cản trong hầu hết mọi hoạt động: lớn lên trẻ sẽ bùng nổ và lao vào tất cả.

+ Nếu trẻ không bị cấm (nuông chiều quá): trẻ không biết được ranh giới của mình, lớn lên cứ “xồng xộc mà xông vào không gian riêng tư, xâm phạm vùng cá nhân người khác”

+ Nếu người nuôi dưỡng trộn lẫn cảm xúc của họ vào thái độ của trẻ, kiểu: “Con ngoan thì mẹ vui, con hư là mẹ buồn lắm” “Con nghe lời mẹ là mẹ vui, con cãi lời mẹ là mẹ buồn”... khiến cho đứa trẻ bị áp lực về việc phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của người khác. Dẫn tới việc trẻ đè nén nhu cầu, cảm xúc cá nhân không dám bộc lộ vì sợ bị loại trừ, không được thương nữa. Lớn lên trẻ thành người cả nể.

Những tổn thương giai đoạn này khiến trẻ lớn lên không xác định được ranh giới bản thân, khó nói không với lời nhờ, yêu cầu từ người khác. Luôn phải kìm nén nhu cầu cảm xúc. Vào cuộc sống gia đình: những đứa trẻ tổn thương năm xưa thành người vợ/chồng luôn không dám bộc lộ nhu cầu cá nhân trong đời sống hôn nhân.

“Sợ nói ra cũng không được đáp ứng, thôi im”

“Sợ nói ra bị đánh giá, bị cho là đòi hỏi”

“Sợ nói ra người kia hết thương mình”

“Sợ nói ra họ lại nghĩ mình thế này thế nọ”

“Ủa sao phải nói ra, họ phải tự biết chứ”

“Sợ nói ra mà họ không làm thì quê lắm”.

..Nén nín nuốt nhịn rồi mọi thứ không mất đi, gom thành 1 khối rồi bùng nổ:

+ Có người bùng nổ bất chấp: ngoại tình, ly dị, ly thân

+ Có người bùng nổ không bất chấp: bạo hành, gây hấn, tìm giải toả nơi khác, mất dần cảm xúc tạo ra cảm giác chán đối phương cho rằng “chúng ta không hợp nhau”anh/cô ấy không hiểu mình” ….

Có một câu mình nhớ hoài trong lớp học về hôn nhân tình yêu dưới góc nhìn tâm lý: “Khi lấy vợ/chồng không phải bạn chỉ lấy anh/cô ta mà bạn lấy cả gia đình dòng họ anh/cô ta”

Có nghĩa là người về với bạn họ mang theo cả 1 quá khứ với nhiều tổn thương, cách hành xử của họ được hình thành bởi 1 quá trình được giáo dưỡng lớn lên dài lâu bởi rất nhiều tác động chứ không đơn giản chỉ là cuộc sống giữa 2 cá thể.Muốn hạnh phúc chúng ta phải quyết liệt để hạnh phúc.

Hôn nhân có vấn đề hãy tìm về gia đình xem lại chúng ta đã có những tổn thương gì. Một điều mình rất quý ở cô giáo mình, cô quyết liệt hỗ trợ những cặp vợ chồng có vấn đề để họ hạnh phúc lại, chứ không cổ vũ ly hôn. Chỉnh sửa thì luôn khó hơn là mua hơn, nhưng với hôn nhân thì cái giá của đó là hạnh phúc nhiều thế hệ sau. Nên rất đáng quyết liệt để hạnh phúc.

Hình: Pinterest

(còn tiếp)

Chia sẻ với Trang cảm xúc của bạn sau khi đọc bài viết này nhé!

Tóm tắt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Logo Hiểu mình hiểu người

Bạn vui lòng cung cấp thông tin để chúng tôi liên hệ sắp xếp lịch tham vấn cho bạn